4 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH DÀNH CHO CPO

CPO (Chief Production Officer) – giám đốc sản xuất, là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch, dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của doanh nghiệp và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

Công việc của giám đốc sản xuất không chỉ giới hạn trong những hoạt động của hệ thống sản xuất mà còn liên kết với các phòng ban khác để bộ máy hoạt động diễn ra một cách hệ thống hơn.

Một giám đốc sản xuất làm việc hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có năng suất cao hơn, có nghĩa là sẽ đạt lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Đối với Wolfgang Rauch, một CPO tại công ty dược phẩm Novartis, người trước đó mong muốn trở thành một nhà hóa học hay một phi công. Nhưng khi đảm nhận vị trí giám đốc sản xuất đã khởi đầu cho ông những bước đi mới đầy thú vị và trở thành niềm đam mê suốt đời của ông. Và chính trải nghiệm sau nhiều năm đã giúp ông có vài nhận định dành riêng cho vai trò này:

1. Lên kế hoạch phát triển

Ông chia sẻ rằng: “Tất cả đều biết rằng chính những gì chúng ta đã làm trong quá khứ sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới tương lai. Đây chính là phương châm liên tục nhắc nhở tôi làm việc, trong tôi luôn đặt câu hỏi làm thế nào để giữ một chức vụ cao trong ba năm, năm năm hoặc lâu hơn? Mình nên tập trung vào phương diện gì? Chính những suy nghĩ đó đã giúp tôi lên kế hoạch cho lộ trình hoàn thiện bản thân tới năm 2022, và ít nhiều đều liên quan tới sản xuất, vì đó là chuyên môn của tôi”.

Bên cạnh đó, một người CPO chuyên nghiệp cần phải biết ít nhiều kinh doanh, đóng vai trò cố vấn chiến lược cho doanh nghiệp, không những vậy còn phải ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nhiều lĩnh vực liên quan.

2. Trở thành một đối tác kinh doanh

Thực tế trong các doanh nghiệp sản xuất, không ít giám đốc sản xuất dù đã có kinh nghiệm nhiều năm nhưng vẫn không làm đúng vai trò của mình. Khi có sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất diễn ra một cách lặp đi lặp lại không thể giải quyết, khi đó doanh nghiệp mới tìm đến các chuyên gia để nhờ giúp đỡ và học hỏi. Chính những khó khăn ấy mà dẫn đến quy trình dây chuyền sản xuất không hiệu quả. Vì thế ngoài kiến thức chuyên môn cần có thì một giám đốc sản xuất còn phải biết hoạch định những chiến lược, kế hoạch sản xuất trong tổng thể của doanh nghiệp.

Giám đốc sản xuất cần phải thông rõ các kỹ năng và kiến thức cần có để trở thành đối tác kinh doanh thực sự và mang lại giá trị tối ưu cho tổ chức. “Trong ba năm qua, tôi đã làm việc chung với giám đốc kinh doanh chỉ để mong muốn hợp nhất dịch vụ mua sắm vào Novartis, nhằm phát triển tổ chức ở nhiều địa điểm trên toàn thế giới”, ông Wolfgang Rauch nói thêm.

 

3. Tập trung vào những điều đúng đắn

Các CPO nên tập trung vào 3 lĩnh vực chính:  

Đầu tiên, họ nên thúc đẩy tư duy hợp tác kinh doanh, hiểu được các hoạt động kinh doanh và đóng vai trò cố vấn chiến lược.

Thứ hai là đảm bảo xây dựng mối quan hệ đối tác bên ngoài phù hợp, không chỉ mang lại năng suất cho doanh nghiệp mà còn có khả năng kích hoạt tăng trưởng hàng đầu. Chính các mối quan hệ như vậy sẽ tối đa hóa kết quả cũng như tạo quy trình sản xuất lâu dài hơn.

Thứ ba nên phát triển quy mô hợp tác bên ngoài thế giới.

Một tinh thần kiến tạo sẽ giúp giám đốc sản xuất áp dụng nhiều phương pháp sản xuất mới hiệu quả hơn với nguồn lực sẵn có. Một sự kiến tạo tốt và khả thi sẽ hình thành nên một giám đốc sản xuất giỏi.

4. Hiểu được sức mạnh của công nghệ

Việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất công nghiệp nhằm tăng giá trị, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao là hướng đi tất yếu để bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Tuy nhiên, đầu tư cho công nghiệp công nghệ cao đòi hỏi nguồn lực lớn. Vì vậy, giải bài toán này không chỉ trông chờ vào vai trò của giám đốc sản xuất hay giám đốc kinh doanh mà còn cần sự chung tay của toàn doanh nghiệp.

 

 

Công việc của một giám đốc sản xuất là một công việc rất thách thức nhưng cũng đầy vinh quang. Ngày nay, cho dù là doanh nghiệp lớn với quy mô sản xuất khổng lồ hay những công ty sản xuất với quy mô nhỏ hơn thì vấn đề về quản trị sản xuất mà trong đó vai trò giám đốc sản xuất luôn được đặt lên cao nhất. Những người làm ngành này thành công thường là những người rất yêu nghề, họ làm việc rất cật lực, làm việc quên mình vì đam mê và sáng tạo.

Đây là một công việc thường phải tiếp xúc trong môi trường đầy rủi ro, đôi khi rất nhiều tình huống bất ngờ xảy đến buộc họ lúc nào cũng trong trạng thái hoàn toàn bình tĩnh để giải quyết chúng. Một thái độ đúng đắn và cương trực nhưng vẫn phải khéo léo sẽ giúp cho giám đốc sản xuất luôn thành công trong mọi hoàn cảnh.

Theo Cips

Chương trình đào tạo

CPO - GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
CPO - Chief Production Officer

Đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới
vào doanh nghiệp của mình (bất kể là doanh nghiệp lớn, hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ).

Hiểu biết sâu rộng về TQM; R&D; SCM; HSSE và mọi khía cạnh Quản trị Sản xuất của CPO toàn diện.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372