5 BÍ QUYẾT QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI DÀNH CHO GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

Quản trị sự thay đổi bằng con đường áp đặt là cách nhanh nhất để khiến nhân viên cảm thấy bị “tổn thương” và dẫn đến cảm giác thất vọng, chống đối. Thế nhưng trong quá trình cải cách, thường các nhà lãnh đạo vẫn có xu hướng tập trung vào  quy trình thủ tục mà bỏ qua sự tham gia của các thành viên trong tổ chức, đây là lúc cần các Giám đốc Nhân sự tạo ra sức ảnh hưởng giúp công ty hướng tới thành công bền vững.

1. Thống nhất tầm nhìn

Điều quan trọng đầu tiên cần làm là thống nhất một tầm nhìn chung cho cả tổ chức. Từ đó sẽ giữ được sự nhất quán, hạn chế những hiểu lầm. Cần chú ý: Thay đổi quá nhiều thứ cùng lúc một cách không nhất quán sẽ phá hủy mọi nỗ lực.

2. Phát triển chiến lược

Sau khi xác định tầm nhìn, hãy làm rõ vai trò của mỗi nhân viên trên con đường hiện thực hóa tầm nhìn đó. Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho các bên để làm việc hiệu quả.

Một số câu hỏi có thể áp dụng trong trường hợp này:

. Những kỹ năng và năng lực mới nào nhân viên cần bổ sung?

. Nhân viên sẽ được học điều đó như thế nào?

. Kế hoạch giao tiếp với từng phòng, ban và các bên liên quan khác?

. Làm sao để đo lường kết quả?

. Cần làm gì để sự chuyển đổi được nhất quán?

3. Trở thành người hùng của “cuộc cách mạng”

Chính các nhà lãnh đạo nhân sự phải đóng vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi và khiến nhân viên tin vào khả năng của mình. Giám đốc Nhân sự phải nắm rõ quy trình và tìm cách truyền đạt hiệu quả đến nhân viên.

Có thể thực hiện bằng cách loại bỏ những rào cản, tích cực hỗ trợ, hợp tác với các bên liên quan, đo lường tiến trình và nhanh chóng kiểm soát sự chống đối nếu có.

4. Giao tiếp đúng cách, kịp thời và thường xuyên

Các nhà lãnh đạo cấp cao và cấp trung nên giao tiếp với nhân viên một cách thường xuyên và nhất quán. Không nên áp đặt sự thay đổi, hãy cho nhân viên biết chuyện gì đang xảy ra và tại sao tổ chức lựa chọn con đường này. Những cuộc đối thoại đơn giản có thể trở thành chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề. Hãy hỏi xem quan điểm của họ như thế nào, họ sẽ chia sẻ - nếu các nhà quản lý, lãnh đạo biết lắng nghe một cách tôn trọng.

5. Dự đoán và giải quyết các vấn đề trước khi quá muộn

Cho phép nhân viên nói lên vấn đề của họ và giải quyết một cách công bằng, hợp lý trước khi đoàn tàu trật bánh. Nên nhớ, đôi khi những việc nhà lãnh đạo nghĩ là nhỏ nhặt không đáng quan tâm lại có ý nghĩa cực lớn đối với nhân viên.

Nguồn: SHRM.org

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

Chief Human Resources Officer (CHRO)

Góp phần xác lập và phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về nhân sự
và quản trị nhân sự cho ngành quản trị nhân sự tại Việt Nam
 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372