5 THÓI QUEN “KHOA HỌC” MÀ LÃNH ĐẠO CẦN CÓ ĐỂ HOÀN THIỆN HƠN

Các tốt nhất để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả là cần hình thành những thói quen tốt và cách hành xử khoa học, nhất là trong thời cuộc biến động khôn lường như hiện nay.

Để được như vậy người lãnh đạo không chỉ tôi luyện kinh nghiệm theo thời gian mà cần phải luôn học hỏi một cách liên tục. Điển hình như trong thực tế, việc học trực tiếp hay gián tiếp chính là một thói quen tốt mà được nhiều nhà lãnh đạo truyền tai nhau đó là luôn đọc 4, 5 cuốn sách mỗi tháng. Bên cạnh đó, việc thuyên giảm những thói quen không mấy tích cực hay cắt bớt những việc không nên làm sẽ giúp duy trì lối sống tối giản và đầy hữu ích dành cho lãnh đạo nói riêng và mọi người nói chung.

Dưới đây là một số thói quen đầy giá trị mà mỗi nhà lãnh đạo cần thực hiện nếu muốn có đời sống khoa học và hiệu quả hơn.

1. Quản trị chứ không cai trị

Đối với mỗi nhà lãnh đạo hay giám đốc thì công ty như là đứa con tinh thần của họ. Vì thế, họ dành thời gian, công sức, tiền bạc để duy trì và phát triển nó. Do đó, họ luôn mong muốn kiểm soát hết tất cả mọi thứ, mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh của tổ chức. Việc này không xấu nhưng từ thực tế, điều này không hiệu quả cho lắm, nhất là nhiều lãnh đạo hiện nay sở hữu rất nhiều công ty con. Từ đó suy ra họ không thể quản lý nếu cứ dồn sức vào một chỗ, nên cách giải quyết tốt nhất chính là biết phân quyền và trao sự tin tưởng cho cộng sự trung thành. Quản trị bằng cách này vẫn giúp nhà lãnh đạo kiểm soát mọi thứ và vẫn có thể dành khoảng thời gian riêng cho bản thân.

 

 

2. Nắm vấn đề then chốt trong mỗi cuộc họp

Để có thể phân quyền hay thực hiện trao đổi công khai thì cách tốt nhất vẫn là thông qua những cuộc họp nội bộ giữa mọi người với nhau. Người lãnh đạo có thể không chủ trì nhưng phải “cầm trịch” để giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Và điều quan trọng những nhân vật liên đới cần phải có mặt trực tiếp để cùng thảo luận và đưa phương hướng giải quyết chung, nếu bất khả kháng có thể họp thông qua internet.

Ông Simon Sinek, trưởng nhóm của Fellow Inc, nói rằng: “Trong các cuộc họp, nhà lãnh đạo nên là người chốt vấn đề sau khi nghe tổng hợp ý kiến các thành viên. Người lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe và nghe thật sâu sắc”.

3. Đừng đưa “cái tôi” vào kinh doanh

Hiểu được “bản ngã” bản thân là điều không dễ nhất là trong kinh doanh, vì việc này có thể gây ảnh hưởng không tốt tới việc điều hành. Người lãnh đạo không nhất thiết là phải biết hết tất cả mọi thứ nhưng để biết được bản thân mình “thừa” hay “thiếu” thứ gì thì không phải ai cũng làm được. Do đó, mọi quyết định của lãnh đạo nên suy xét từ nhiều phía, nhiều khía cạnh khác nhau để có thể mang lại lợi ích cao nhất.

4. “Trí tuệ tập thể”

Việc đưa ra quyết định cá nhân mà không xem xét ý kiến ​​hay ý tưởng người khác không chỉ là một chiến lược xấu mà còn là dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo kém hiệu quả.

Tận dụng “trí tuệ tập thể” sẽ giúp đưa ra những quyết định quan trọng, việc này còn cho thấy người lãnh đạo biết lắng nghe và tôn trọng ý tưởng người khác. Đó chính là thói quen mà 1 người làm kinh doanh cần có. Không chỉ vậy, đây cũng là cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực với môi trường làm việc công bằng và lý tưởng.

 

 

5. Chịu trách nhiệm mọi thứ

Là một nhà lãnh đạo, là người đứng đầu một tổ chức vì thế mọi hành động, quyết định đều cần phải có tính trách nhiệm đi kèm. Bởi sự chịu trách nhiệm sẽ tạo niềm tin cho người khác, họ sẽ nhận sự tôn trọng của các thành viên trong tổ chức và điều này sẽ thúc đẩy họ trở thành nhà lãnh đạo có giá trị.

Hãy nhớ rằng, một lãnh đạo giỏi là người biết cách giúp từng nhân viên mình làm chủ chính bản thân họ và là người hiểu rõ ranh giới giữa cai trị và quản trị.

Theo Inc-asean

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Chief Executive Officer (CEO)

Lời giải cho bài toán “quốc tế hóa trình độ”
nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở Việt Nam

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372