7 Bước lập kế hoạch tài chính chi tiết cho doanh nghiệp

Kế hoạch tài chính giúp một doanh nghiệp xác định mục tiêu tài chính và đặt ra các kế hoạch cụ thể để đạt được những mục tiêu đó. Nó giúp doanh nghiệp biết được những gì mình muốn đạt được và làm thế nào để đi đến đó. Bằng cách dự đoán và lập kế hoạch cho thu nhập cũng như các khoản chi tiêu, doanh nghiệp có thể kiểm soát tài chính của mình tốt hơn, sử dụng dòng tiền một cách thông minh hơn.

7 Bước lập kế hoạch tài chính chi tiết và hiệu quả

Bước 1: Nghiên cứu

Kế hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính. Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn cho mình một vốn kiến thức kha khá để không bị bỡ ngỡ trước những quyết định đưa ra liên quan đến vấn đề tài chính.

7 Bước lập kế hoạch tài chính chi tiết và hiệu quả

Bước 2: Xác định nhu cầu tài chính

Các chủ doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu tài chính bằng cách trả lời các câu hỏi như: Mục tiêu đầu tư là gì? Doanh nghiệp sẽ đầu tư bao nhiêu tiền? Doanh nghiệp sẽ đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay cả hai? Đầu tư ngắn hạn hay dài hạn? Mong đợi những lợi ích gì từ việc đầu tư của mình? Khi đã xác định cho mình những nhu cầu tài chính cụ thể, các chủ doanh nghiệp sẽ định hướng rõ ràng hơn những bước đi tiếp theo.

Bước 3: Thu thập dữ liệu tài chính

Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tài chính, bước tiếp theo là cần lập ra một bảng kế hoạch tài chính để hiểu thêm về dòng tiền mặt mà doanh nghiệp dự định đầu tư và trách nhiệm pháp lý của mình. Trong bước này bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia kế hoạch tài chính, người sẽ giúp doanh nghiệp thu thập những tài liệu cần thiết về tài sản, trách nhiệm pháp lý, các khoản khấu trừ thuế, bảng cân đối thu nhập và chi tiêu, nhân viên, quỹ hưu trí, di chúc (hay tín thác), chính sách bảo hiểm, môi giới, báo cáo ngân hàng,...

Bên cạnh đó, kế hoạch cũng cần xác định rõ các mục như tuổi nghỉ hưu, trợ cấp nghỉ hưu, doanh nghiệp muốn phân phối tài sản của mình như thế nào, tình trạng lạm phát có thể xảy ra,.. và những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.

Bước 4: Phát triển kế hoạch tài chính

Việc phát triển kế hoạch tài chính phải bắt đầu từ việc người lập ra kế hoạch đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem xét ở bước trước. Khâu phát triển bao gồm các mục như: Giải thích những ưu và nhược điểm của kế hoạch, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động,...

Bước 5: Trình bày kế hoạch tài chính

Tham khảo một tài liệu tốt sẽ giúp người lập kế hoạch tài chính có một bài trình bày tốt. Vì thế, cần xem xét kỹ lưỡng những dữ liệu đã thu thập được và cố gắng trả lời những vấn đề còn đang thắc mắc. Bất kì một sự nghi ngờ nào trong kế hoạch cũng cần được làm sáng tỏ sớm nhất có thể.

Bước 6: Triển khai kế hoạch tài chính

Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng. Doanh nghiệp có thể sẽ mất khoảng 4-6 tháng để triển khai kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này, các chi tiết phức tạp liên quan đến thuế, bảo hiểm, hay vấn đề nghỉ hưu,…cần được quan tâm nhiều nhất có thể và nếu được thì nên nhờ đến sự cố vấn của các luật sư để đưa ra được những quyết định sáng suốt nhất.

Rất có thể ở khâu cuối của quá trình triển khai, kế hoạch tài chính sẽ nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác nếu đó là một kế hoạch được xây dựng trên sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp với nhiều ý tưởng tuyệt vời.

Bước 7: Giám sát kế hoạch tài chính

Trong khi triển khai, các chủ doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi, giám sát từng bước của quá trình đó. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm, bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trường…là những tài liệu cần được theo dõi một cách cẩn thận nhằm dự đoán và tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp tương lai cũng cần sử dụng tối đa khả năng của mình để nghe ngóng, để quan sát và nắm bắt thật nhanh những thay đổi của thị trường và chuyển mình theo những thay đổi đó cho thật phù hợp.

7 Bước lập kế hoạch tài chính chi tiết và hiệu quả

Kế hoạch tài chính là gì?

Kế hoạch tài chính là một tài liệu mô tả các mục tiêu tài chính, chiến lược và biện pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu đó trong một khoảng thời gian nhất định. Kế hoạch tài chính có thể được lập cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức,...

Một bản kế hoạch tài chính bài bản, chỉn chu giúp những người liên quan nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của mình, bao gồm thu nhập, chi tiêu, tài sản, nợ,... Đồng thời xác định các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn dài hạn, từ đó lập kế hoạch chi tiết để đạt được các mục tiêu tài chính đó. Và cuối cùng, bản kế hoạch tài chính giúp theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại.

Cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Báo cáo này cung cấp các thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. Những thông tin này giúp nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính hiện tại, từ đó có thể dự báo được tình hình tài chính trong tương lai.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Dựa vào các thông tin này, doanh nghiệp có thể nắm bắt được thực trạng tài chính của mình, từ đó có những kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình thực tế.

Ví dụ, nếu bảng cân đối kế toán cho thấy doanh nghiệp đang có lượng tài sản ngắn hạn lớn hơn lượng tài sản dài hạn, thì doanh nghiệp cần cân nhắc việc đầu tư vào tài sản dài hạn để tăng trưởng bền vững. Nếu tỷ lệ nguồn vốn nợ/nguồn vốn chủ sở hữu cao, thì doanh nghiệp cần cân nhắc việc huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu để giảm thiểu rủi ro tài chính.

Ngoài ra, bảng cân đối kế toán cũng có thể được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Từ đó, có thể xác định được vị thế của mình trên thị trường và đưa ra những kế hoạch tài chính phù hợp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về dòng tiền thuần (cash flow) của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bằng cách phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền mặt, sử dụng tiền mặt và khả năng cung cấp lợi nhuận. Điều này giúp người quản lý và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra quyết định kinh doanh thông minh.

Bên cạnh đó, dựa trên thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý, đặt ra mục tiêu tài chính, dự báo tiền mặt trong tương lai và đưa ra các quyết định quan trọng về đầu tư, vay nợ, quản lý lưu chuyển tiền mặt.

Dòng tiền

Dòng tiền là thước đo hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào dòng tiền, doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng thu chi, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng đầu tư và mở rộng kinh doanh.

Để xây dựng kế hoạch tài chính hiệu quả, doanh nghiệp cần có thông tin về dòng tiền trong tương lai. Thông tin này được cung cấp bởi kế hoạch dòng tiền. Dựa vào kế hoạch dòng tiền, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các mục tiêu tài chính của mình cho phù hợp.

Cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

Tầm quan trọng của việc thiết lập kế hoạch tài chính

Việc thiết lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công của bất kỳ cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp nào. Kế hoạch tài chính giúp xác định mục tiêu tài chính, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, giảm thiểu rủi ro và đạt được các mục tiêu tài chính một cách hiệu quả.

Tầm quan trọng của việc thiết lập kế hoạch tài chính đối với cá nhân được thể hiện qua việc:

  • Xây dựng mục tiêu tài chính rõ ràng: Kế hoạch tài chính giúp cá nhân xác định rõ mục tiêu tài chính của mình, chẳng hạn như tích lũy tiền mua nhà, mua xe, du lịch, nghỉ hưu,...

  • Phân bổ nguồn lực hợp lý: Điều này giúp tránh lãng phí và đảm bảo đạt được mục tiêu tài chính.

  • Giảm thiểu rủi ro: Chẳng hạn như rủi ro thất nghiệp, rủi ro bệnh tật, rủi ro thiên tai,...

  • Tăng cường khả năng tiết kiệm: Kế hoạch tài chính giúp tăng cường khả năng tiết kiệm, tạo nền tảng vững chắc để đạt được mục tiêu tài chính.

Đối với doanh nghiệp:

  • Xác định chiến lược tài chính: Kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp xác định chiến lược tài chính, chẳng hạn như chiến lược huy động vốn, chiến lược đầu tư, chiến lược trả nợ,...

  • Điều hành doanh nghiệp hiệu quả: Đảm bảo dòng tiền ổn định và đạt được các mục tiêu tài chính.

  • Giảm thiểu rủi ro tài chính: Kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính, chẳng hạn như rủi ro biến động giá cả, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,...

  • Tăng cường khả năng cạnh tranh: Kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.

Tầm quan trọng của việc thiết lập kế hoạch tài chính

Trong một tương lai ngày càng phức tạp và không chắc chắn, việc có một kế hoạch tài chính vững chắc trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. Kế hoạch tài chính không chỉ là một bài toán số, mà là công cụ giúp mỗi cá nhân cảm thấy an tâm, đạt được các mục tiêu tài chính và đảm bảo cho tương lai của bản thân.

Chương trình đào tạo

CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO - Chief Executive Officer

Chương trình CEO của PACE là chương trình đào tạo CEO đầu tiên tại Việt Nam,
có bề dày triển khai hơn 2 thập kỷ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Kể từ ngày ra đời, CEO luôn là chương trình phát triển năng lực quản trị và lãnh đạo
được doanh nhân lựa chọn theo học nhiều nhất.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

CFO - GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
CFO - Chief Financial Officer

“CFO” là một chương trình đặc biệt của PACE, do các chuyên gia của PACE nghiên cứu, thiết kế, biên soạn
và trực tiếp giảng dạy theo mô hình quản trị tài chính “PFMM” (PACE’s Financial Management Model).

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372