9 CÁCH GIÚP CHRO TẠO DẤU ẤN TỐT KHI VỪA CHUYỂN ĐỔI VAI TRÒ

Nghiên cứu của Gartner đã chỉ ra 9 cách quan trọng giúp CHRO để thực hiện quá trình chuyển đổi lãnh đạo thành công hơn.

Chuyển đổi lãnh đạo đang được xem là một thử thách mà bất kỳ CHRO nào cũng phải đối mặt. Có đển 46% các nhà lãnh đạo đều hoạt động kém hiệu quả khi ‘nhảy vọt’ lên vị trí mới - bao gồm CHRO. Rào cản lúc này của CHRO không đến từ việc thiếu kỹ năng, mà từ nhiều yếu tố khác nhau như mạng lưới hỗ trợ giới hạn đến sự hỗ trợ mang tính tạm thời. Nhưng đối với những Giám đốc có sự chuẩn bị sẽ đạt được năng suất cao hơn so những người chưa chuẩn bị. 

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Gartner cũng đã tiết lộ 9 thời điểm quan trọng mà CHRO phải đối mặt trong quá trình chuyển giao và những giải pháp để vượt qua, tăng tốc trong những thời điểm ấy. 

 

Có 9 thời điểm quan trọng mà CHRO phải đối mặt trong quá trình chuyển giao 

1. Lập chiến lược rõ ràng để có đầy đủ góc nhìn của các Bộ phận trong tổ chức

Nhiều CHRO bắt đầu nhiệm kỳ của họ bằng một chuyến ‘lắng nghe’ - chuỗi các cuộc họp với các bên liên quan trong tổ chức. Chính vì thế, nếu CHRO không xây dựng một chiến lược rõ ràng thì các cuộc họp này sẽ trở nên mệt mỏi và các thông tin cũng sẽ trở nên mơ hồ.

Các CHRO mới nhậm chức có thể tận dụng kiến thức của CEO và đội ngũ lãnh đạo nhân sự để xác định đâu là những bên liên quan có thể tương tác. Danh sách các bên liên quan nên bao gồm cả những khách hàng chính và đối tác quan trọng trong mục tiêu của doanh nghiệp, các nhà quản lý, nhân viên hay thậm chí các cơ quan quản lý, pháp lý, các hiệp hội ngành và khách hàng.

Hãy tập trung vào những câu hỏi liên quan đến các vấn đề hiện tại, những thách thức có thể xảy ra trong 12 đến 36 tháng tới, các ưu tiên đối với vai trò CHRO và các đánh giá hiệu quả của các nhà quản lý cấp cao lẫn CHRO.

2. Tăng cường mối quan hệ làm việc với CEO

Hầu hết các CHRO và CEO đều bàn về các vấn đề nhân sự trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, các CHRO nên chuyển đổi điều này sang việc xây dựng mối quan hệ với CEO về cả hai mục tiêu là báo cáo và chia sẻ.

Để điều hướng mối quan hệ phức tạp này, CHRO cần vạch ra những trách nhiệm chính phù hợp với từng mục tiêu. Khi báo cáo với CEO, CHRO cần có trách nhiệm thiết lập và thực hiện chức năng nhân sự, cũng như hỗ trợ lập kế hoạch và đưa ra quyết định cho tổ chức.

Với mục tiêu chia sẻ như người tâm giao của CEO, CHRO cần tập trung vào việc huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ lãnh đạo, cũng như cung cấp những phản hồi về sự hiệu quả của CEO.

3. Phát triển mối quan hệ với thành viên chủ chốt trong Hội đồng quản trị

Phân tích của Gartner đã cho thấy có đến 62% thành viên Hội đồng quản trị thừa nhận các CHRO ảnh hưởng lớn đến quyết định của họ. Các cuộc trò chuyện và tương tác ngoài phòng họp là cơ hội để hiểu được những mong đợi của Hội đồng quản trị về vai trò của CHRO.

Trước khi thiết lập một cuộc hẹn xã giao với các thành viên trong Ban hội đồng quản trị, CHRO hãy chia sẻ với CEO để có được lời khuyên tốt nhất. Đó chính là nền tảng giúp bạn tạo ra được một buổi gặp gỡ và chào hỏi hiệu quả, xác định được mức độ hài lòng của họ đối với tình trạng nhân sự hiện tại, cũng như xây dựng kỳ vọng của họ trong tương lai.

4. Xây dựng niềm tin với đội ngũ lãnh đạo nhân sự

Thực tế, các nhóm lãnh đạo nhân sự chung chung thường không tự tin để giúp đỡ CHRO vì họ cảm thấy không chắc chắc hoặc sợ tạo ra một tác động tiêu cực hơn so với những báo cáo rõ ràng. Là một lãnh đạo, hãy trau dồi và củng cố sự tôn trọng và niềm tin trong đội ngũ của bạn, bao gồm sự minh bạch và lòng trung thực.

Các thành viên trong nhóm có kiến thức về thể chế của tổ chức có thể hỗ trợ các CHRO mới nhậm chức nhìn nhận được bức tranh tổng quan về nhân sự, hiểu được hiệu suất và khả năng của các thành viên trong nhóm, cũng như các ý tưởng kiểm tra áp lực nhân viên.

Caroline Walsh - Phó Chủ tịch của Gartner đã nói rằng: “Để phát triển mối quan hệ bền vững với đội ngũ của mình và tạo ra môi trường minh bạch, các CHRO cần dành thời gian trong suốt 30 ngày làm việc đầu tiên để tổng hợp các báo cáo trực tiếp và các phản hồi thẳng thắn, thắc mắc và mối lo ngại của họ”.

5. Điều chỉnh các nhà quản lý nhân sự theo một chiến lược nhân sự mới

Các CHRO mới nhậm chức cần đánh giá lại hiệu quả của nhóm và xác định cách tốt nhất để điều chỉnh nhân sự phù hợp với chiến lược và tầm nhìn doanh nghiệp. Để đánh giá kinh nghiệm của bộ phận nhân sự và quan điểm của họ, CHRO cần xác định các ưu tiên chức năng, đảm bảo sự đồng thuận và tương tác với tầm nhìn của bộ phận nhân sự.

Tiếp đó là đánh giá khả năng của từng thành viên lãnh đạo trong đội ngũ trong từng tình huống dự đoán ở tương lai. Mục tiêu của việc này là xây dựng một băng ghế dự bị để sẵn sàng thực hiện chiến lược mới với sự linh hoạt thích ứng.

6. Kết nối nhân viên nhân sự theo chiến lược và tầm nhìn mới

Thay vì truyền đạt chiến lược từ trên xuống, CHRO có thể trực tiếp kết nối với nhân viên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trao quyền cho nhân viên bằng cách chia sẻ về dữ liệu kinh doanh và chức năng liên quan, thiết lập mối liên kết giữa dữ liệu kinh doanh và công việc hàng ngày của nhân viên. Điều này sẽ cho phép nhân viên chủ động sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu tổ chức.

Ngoài ra, CHRO cũng có thể giúp nhân viên tự chủ hơn bằng cách tạo ra một quy trình được thiết lập mục tiêu, tập trung vào nhân viên và linh hoạt.

7. Xây dựng uy tín bằng cách tạo thành công nhanh chóng

Các CHRO tạo được thành công trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ thường gây được ấn tượng tốt trước các lãnh đạo và nhân viên. Để làm được điều này, đòi hỏi các CHRO cần nâng cao khả năng hợp tác nhằm thể hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ.

Có thể nói, đừng tập trung quá nhiều vào những chiến thắng không có lợi cho tập thể. Thay vào đó hãy nhận diện các thành công mang tính hợp tác và tạo ra giá trị chung. Chỉ có như vậy mới gia tăng cơ hội chiến thắng bền vững.

8. Đẩy mạnh thảo luận về nhân tài với Hội đồng quản trị

Buổi thuyết trình đầu tiên của CHRO trước Hội đồng quản trị là một ‘bước ngoặt’ quan trọng vì nó là cơ hội để đưa ra chiến lược và củng cố uy tín. Đây cũng là bước đệm quyết định khả năng đóng góp và tạo ra ảnh hưởng trong các quyết định quan trọng của doanh nghiệp.

Để tạo nên một buổi thuyết trình đầu tiên hiệu quả, các CHRO có thể:

Làm việc với CEO để hiểu về chiến lược và mục tiêu tìm kiếm nhân tài của doanh nghiệp.

Đầu tư thời gian để xác định cách giới thiệu nhân tài và gắn kết họ vào các quyết định kinh doanh.

Kết nối rõ ràng các chiến lược nhân sự và chiến lược doanh nghiệp bằng việc ưu tiên các vấn đề nhân tài có liên quan nhiều nhất đến mục tiêu và kết quả tổ chức.

Đảm bảo các cuộc thảo luận với CEO đều rõ ràng về các rủi ro nhân sự chính.

9. Điều hướng môi trường chính trị

Các CHRO thường có một cơ hội đầy rủi ro để giải quyết các vấn đề về hiệu suất. Đón đầu những thách thức hoặc tranh luận bằng cách nhận diện sớm, đưa ra đề xuất và đảm bảo ban hành nhanh chóng. Hãy cẩn thận lựa chọn những rào cản nhằm thu hút sự chú ý, những thách thức về vấn đề quan trọng trong công việc.

“Điều hữu ích nhất đối với CHRO là xác định trước các tiêu chí mà họ sử dụng để đánh giá các thức thức sẽ thực hiện trong tương lai” - Walsh nói. “Liên tục thử thách mọi thứ là cách đơn giản nhất để CHRO thể hiện sự tín nhiệm của mình”.

Nguồn: Entrepreneur.com 

Chương trình đào tạo

CHRO - GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
CHRO - Chief Human Resources Officer

Góp phần xác lập & phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về Nhân sự và Quản trị Nhân sự theo xu hướng mới của Thế giới
cho Ngành Quản trị Nhân sự tại Việt Nam trong thời đại mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 385