CEO: THÀNH THẬT TỪ THẤT BẠI

Từ những “vấp ngã” của cựu lãnh đạo BestBuy hay Yahoo ngày xưa đã trở thành “hồi chuông cảnh tỉnh” giá trị dành cho những ai đang và sẽ trở thành lãnh đạo trong tương lai.

Nhìn từ thực tế, tháng 5/2012 có thể nói là dấu mốc tồi tệ cho sự xuống cấp đạo đức, sự suy giảm uy tín của các vị lãnh đạo ở một số doanh nghiệp nổi tiếng. Những cáo buộc độc quyền trong kinh doanh của J.P. Morgan Chase làm thiệt hại hàng tỷ đô la bị đưa ra ánh sáng.

Trước đó, cựu CEO Yahoo là Scott Thompson đã từ chức trong khi đối mặt với cáo buộc rằng ông làm giả sơ yếu lý lịch của mình. Tiếp theo, Richard M. Schulze (người sáng lập của BestBuy) đã từ chức sau cuộc kiểm toán nội bộ của công ty.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra cũng như để tôi rèn bản thân trở thành lãnh đạo giá trị cho tổ chức mình, thì dưới đây là những kinh nghiệm về sự thành thật từ thất bại của các CEO nổi tiếng mà mọi người nên tham khảo.

Luôn đáng tin

Hậu quả những sự việc trên đến từ việc sa sút trong niềm tin. Bởi vì, sự tin tưởng là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nhiều doanh nghiệp ngày nay, khi trong quá trình tìm kiếm một quản lý cấp cao tiềm năng, họ đều nhấn mạnh vào khả năng tự quản trị bản thân và công việc của người đó. Ví dụ nếu có một sai lầm bất kỳ xảy ra, hội đồng quản trị đều mong muốn bản thân lãnh đạo đó trực tiếp báo cáo chi tiết chân thật với tổ chức về sự việc để cùng nhau giải quyết.

Phải biết từ chối

Chắc hẳn việc nói “không” đôi khi mang lại cảm giác tiêu cực cho ai đó vì tất cả mọi người đều muốn được coi trọng giá trị bản thân. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu không can đảm nói “không” hay không dám từ chối những yêu cầu “kỳ quặc” đến từ những người có quyền lực.

Vì thế, lãnh đạo cũng cần biết nói “không” một cách khéo léo, biết khen chê đúng lúc và có những lời góp ý chân tình. Một lãnh đạo tài năng sẽ cho thất giá trị trong từng lời nói và quyết định của mình với người khác.

Luôn cẩn trọng

Hãy nên nhớ rằng, bất kỳ vấn đề nào bản thân lãnh đạo làm đều có thể trở lại “ám ảnh” mình trong nay mai. Ngày nay, mọi người có thể nhận diện đạo đức giả tại nơi làm việc một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Chúng ta đang sống trong môi trường minh bạch bởi dễ dàng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy lãnh đạo hay quản lý cấp cao phải thật thận trọng trong mọi hành vi của mình.

Lược bớt mối quan hệ không phù hợp

Hãy nhìn vào những mối quan hệ bản thân mình đang có trong phạm vi công việc và mạng lưới xã hội để loại bớt người mà không còn phù hợp với các tiêu chuẩn mà mình đang theo đuổi. Kể cả khi lãnh đạo tự xem mình là một người độc lập, mạnh mẽ, thì vẫn có thể bị tác động bởi những việc xấu mà những người thường xuyên bên cạnh thực hiện.

Vì thế, nên giữ và mở rộng quan hệ với những người trung thực, luôn suy nghĩ tích cực trước mọi vấn đề. Thay vì biện minh cho hành vi của người khác, hãy tự hỏi liệu mình có thực sự muốn được ở bên những người đó hay không.

 

Đánh giá hành vi bản thân

Lãnh đạo nên dành thời gian suy nghĩ về cách mình tương tác với người khác như thế nào, để rút ra cho mình cách ứng xử, giao tiếp hiệu quả nhất.

Biết “cho” và “nhận” thông tin

Hãy thường xuyên cho và nhận phản hồi từ những người giữ vai trò chủ chốt trong lĩnh vực mà mình làm. Việc liên lạc thường xuyên là nền tảng cho sự tin tưởng trong các mối quan hệ. Mỗi người sống có trách  nhiệm hơn với mọi người theo cách này, đó là điều quan trọng để giữ được sự trung thực với nhau.

Theo Forbes

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Chief Executive Officer (CEO)

Lời giải cho bài toán “quốc tế hóa trình độ”
nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở Việt Nam

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372