Chiến lược nhân sự là gì? Mô hình và cách xây dựng

Chiến lược nhân sự tối đa hóa tiềm năng của nguồn lực để giúp tổ chức đạt được các mục tiêu kinh doanh lớn hơn. Tuy nhiên đối với một số nhà tuyển dụng hiện nay, việc chuyển đổi nhân sự từ chức năng giao dịch thuần túy sang chức năng chiến lược có thể là một thách thức lớn. Nếu xét đến những lợi thế cạnh tranh mà các tổ chức có được khi sở hữu một chiến lược nhân sự bài bản thì nên vượt qua mọi trở ngại.

Chiến lược nhân sự là gì?

Chiến lược nhân sự là một hệ thống các chính sách, phương pháp để quản lý đội ngũ nhân sự mà doanh nghiệp thực hiện nhằm đạt mục tiêu kinh doanh, thúc đẩy tầm nhìn sứ mệnh, giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp.

Chiến lược này sẽ giải quyết những thách thức lớn của tổ chức bằng cách lấy con người làm trung tâm. Yêu cầu đầu vào của nhân sự trong quá trình xây dựng chính sách và nâng cao tầm quan trọng của việc tuyển dụng, giữ chân nhân viên, lương thưởng, lập kế hoạch kế nhiệm và văn hóa doanh nghiệp. Chiến lược nhân sự là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.

Trong hướng dẫn của SHRM về chiến lược nhân sự, Patrick M. Wright đã phác thảo ba yếu tố quan trọng mà chiến lược nhân sự thành công tập trung vào:

  • Có cái gì đó: Nhân viên có thể cung cấp những kỹ năng, năng lực và khả năng nào?
  • Cảm thấy gì đó: Mức độ cam kết, gắn kết và động lực mà nhân viên thể hiện?
  • Làm việc gì đó: Nhân viên thể hiện năng suất như thế nào?

Chiến lược nhân sự là một hệ thống các chính sách, phương pháp để quản lý đội ngũ nhân sự mà doanh nghiệp thực hiện nhằm đạt mục tiêu kinh doanh, thúc đẩy tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp.

Tại sao doanh nghiệp cần chiến lược nhân sự

  1. Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh
  2. Thu hút và giữ chân nhân tài
  3. Tạo ra môi trường làm việc tích cực
  4. Tuân thủ các quy định

Chiến lược nhân sự cho phép sử dụng hiệu quả ngân sách và quản lý các quy trình nhân sự. Việc thực hiện chiến lược nhân sự tập trung vào việc nuôi dưỡng cộng đồng, quyền tự chủ, sự liên kết giá trị giữa nhân viên và công ty, chính sách phát triển nhân viên có thể tăng khả năng giữ chân, gắn kết, năng suất, hiệu suất và lợi nhuận. 

Nếu không có chiến lược đằng sau, nhân sự vẫn là một chức năng hành chính và việc tăng trưởng kinh doanh có thể bị cản trở. Có nhiều lý do tại sao doanh nghiệp cần chiến lược nhân sự. Một số lợi ích chính của việc có một chiến lược nhân sự hiệu quả:

Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh

Chiến lược nhân sự giúp tổ chức đảm bảo có đủ nguồn nhân lực sở hữu kỹ năng và năng lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu của mình. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng lợi thế cạnh tranh.

Thu hút và giữ chân nhân tài

Chiến lược nhân sự hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Giúp duy trì một đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm, góp phần vào sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.

Tạo ra môi trường làm việc tích cực

Chiến lược nhân sự hiệu quả giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên cảm thấy hạnh phúc, tôn trọng và được đánh giá cao. Điều này có thể dẫn đến việc tăng năng suất, giảm tỷ lệ nghỉ việc, khích lệ tinh thần cống hiến hết mình cho tổ chức.

Tuân thủ các quy định

Chiến lược nhân sự hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về lao động. Điều này giúp tránh các vấn đề pháp lý tốn kém và thiệt hại về danh tiếng.

Chiến lược nhân sự nên được xây dựng dựa trên các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các kế hoạch cụ thể về tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá, phúc lợi và lương thưởng. Đồng thời nên được cập nhật thường xuyên để đảm bảo phù hợp với các thay đổi của môi trường kinh doanh.

Chiến lược nhân sự cho phép sử dụng hiệu quả ngân sách và quản lý các quy trình nhân sự

8 Mô hình chiến lược nhân sự phổ biến

  1. Michigan
  2. Harvard
  3. Mô hình 5P
  4. Mô hình thuyết X-Y
  5. Mô hình Warwick
  6. Mô hình chuỗi giá trị nhân sự nâng cao
  7. Mô hình chiến lược nhân sự HPWS
  8. Mô hình Fombrun

Michigan

Mô hình Michigan trong chiến lược nhân sự là một mô hình được phát triển vào năm 1984 tại Đại học Michigan. Mô hình này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gắn kết chiến lược nhân sự với chiến lược chung của tổ chức. Nội dung cơ bản của mô hình này bao gồm:

Mô hình Michigan tập trung vào các khía cạnh quan trọng của quản lý nhân sự để hỗ trợ chiến lược tổ chức, bao gồm:

  • Tuyển dụng: Đảm bảo lựa chọn nhân sự phù hợp với kế hoạch kinh doanh và yêu cầu công việc của tổ chức.

  • Đánh giá hiệu quả: Ghi nhận và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, từ đó xác định đóng góp của họ và đưa ra các biện pháp cải tiến.

  • Phân bổ lương thưởng: Xác định mức lương thưởng dựa trên năng lực và thành tích làm việc, tạo động lực cho nhân viên, xây dựng chính sách phát triển nhân sự trong tương lai.

  • Phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư vào việc bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao năng suất làm việc và đáp ứng các yêu cầu trong tương lai.

Mô hình Michigan cho rằng các hoạt động nhân sự cần được thiết kế và thực hiện một cách thống nhất với nhau để hỗ trợ cho chiến lược chung của tổ chức.

Harvard

Mô hình Harvard (Harvard Model of HRM) được phát triển dựa trên quan điểm rằng nguồn nhân lực là tài sản quan trọng của tổ chức và cần được quản lý một cách chiến lược để đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Mô hình Harvard bao gồm:

  • Luồng nhân sự (Human Resource Flows): Bao gồm các hoạt động liên quan đến việc thu hút, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản lý hiệu suất của nhân viên.

  • Hệ thống khen thưởng (Reward Systems): Các chính sách và thủ tục liên quan đến tiền lương, thưởng và phúc lợi.

  • Ảnh hưởng của nhân viên (Employee Influence): Liên quan đến sự tham gia của nhân viên, trao quyền và văn hóa doanh nghiệp.

  • Hệ thống công việc (Work Systems):Thiết kế, tổ chức công việc và môi trường làm việc.

Mô hình Harvard nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên kết giữa các lĩnh vực này. Để đạt được hiệu quả cao, các lĩnh vực này cần được phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau.

Mô hình Harvard (Harvard Model of HRM) được phát triển dựa trên quan điểm rằng nguồn nhân lực là tài sản quan trọng của tổ chức và cần được quản lý một cách chiến lược để đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Mô hình 5P

Mô hình 5P trong chiến lược nhân sự là một mô hình được phát triển bởi Randall S. Schuler vào năm 1992. Mô hình này bao gồm 5 yếu tố chính của chiến lược nhân sự, bao gồm:

  • Philosophy (Triết lý): Là những giá trị cốt lõi, niềm tin và định hướng của tổ chức đối với nguồn nhân lực. Triết lý nhân sự phải được thể hiện rõ ràng trong các chính sách và quy trình của tổ chức.

  • Policies (Chính sách): Là các hướng dẫn và quy định chung của tổ chức về nguồn nhân lực, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá hiệu suất, khen thưởng và kỷ luật.

  • Practices (Thực hành): Là các hoạt động cụ thể mà tổ chức thực hiện để thực hiện các chính sách nhân sự.

  • Programs (Chương trình): Là các hoạt động có mục tiêu cụ thể, được thiết kế để đạt được các mục tiêu nhân sự của tổ chức.

  • Processes (Quy trình): Là các bước và thủ tục được thực hiện để triển khai các chương trình, chính sách nhân sự.

Mô hình 5P cung cấp một khuôn khổ toàn diện để phát triển và triển khai chiến lược nhân sự. Giúp tổ chức xác định rõ ràng mục tiêu và các giá trị cốt lõi của mình về nguồn nhân lực. Từ đó phát triển các chính sách và quy trình nhân sự phù hợp.

Mô hình thuyết X-Y

Mô hình thuyết X-Y là một lý thuyết quản lý được phát triển bởi Douglas McGregor vào năm 1960. Mô hình này dựa trên giả định của McGregor về bản chất và động lực của con người.

Theo McGregor, có hai loại người:

  • Người loại X: Những người này bị động, lười biếng và sợ trách nhiệm. Họ cần được giám sát chặt chẽ và được thưởng phạt rõ ràng.
  • Người loại Y: Những người này tích cực, chủ động và mong muốn được tham gia vào quá trình ra quyết định. Họ có thể tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về hành động của mình.

McGregor tin rằng quản lý nên dựa trên giả định về bản chất của con người. Nếu nhà quản lý giả định rằng nhân viên là người loại X, họ sẽ sử dụng các phương pháp quản lý tập trung, giám sát chặt chẽ và thưởng phạt rõ ràng. Ngược lại, nếu nhà quản lý giả định rằng nhân viên là người loại Y, họ sẽ sử dụng các phương pháp quản lý phi tập trung, khuyến khích sự tham gia và tự chịu trách nhiệm.

Mô hình thuyết X-Y đã có ảnh hưởng lớn đến cách thức quản lý nhân viên. Tuy nhiên, mô hình này cũng đã bị chỉ trích vì quá đơn giản hóa bản chất con người. Không phải tất cả nhân viên đều thuộc loại X hoặc loại Y. Trong thực tế, mỗi người đều có những phẩm chất của cả hai loại.

Mô hình Warwick

Warwick là một mô hình chiến lược nhân sự được phát triển bởi Chris Hendry và Andrew Pettigrew tại Đại học Warwick, Vương quốc Anh, vào năm 1986. Mô hình này cung cấp một khuôn khổ để các tổ chức xác định và phát triển các chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của một doanh nghiệp. Mô hình Warwick bao gồm năm yếu tố chính:

  • Bối cảnh bên ngoài bao gồm các lực lượng môi trường vĩ mô, chẳng hạn như kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ.

  • Bối cảnh bên trong bao gồm các lực lượng môi trường vi mô, chẳng hạn như mục tiêu, văn hóa và cấu trúc tổ chức.

  • Nội dung chiến lược kinh doanh bao gồm các mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

  • Bối cảnh HRM bao gồm các giá trị, niềm tin và thực tiễn nhân sự của tổ chức.

  • Nội dung HRM bao gồm các hoạt động và chương trình nhân sự cụ thể, chẳng hạn như tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá hiệu suất.

Mô hình Warwick cho rằng các chiến lược nhân sự nên được phát triển dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về các yếu tố này. Bằng cách kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài, các tổ chức có thể phát triển các chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh và giúp đạt được lợi thế cạnh tranh.

Warwick là một mô hình chiến lược nhân sự được phát triển bởi Chris Hendry và Andrew Pettigrew tại Đại học Warwick, Vương quốc Anh, vào năm 1986. Mô hình này cung cấp một khuôn khổ để các tổ chức xác định và phát triển các chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của một doanh nghiệp

Mô hình chuỗi giá trị nhân sự nâng cao

Với mô hình này, bộ phận Nhân sự (HR) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho tổ chức, hình thành bởi ba quan điểm chính: quan điểm của khách hàng, quy trình, tổ chức.

  • Các yếu tố hỗ trợ nhân sự: Bao gồm các yếu tố chi phối hoạt động nhân sự như ngân sách và năng lực nhân sự, cùng với một số yếu tố liên quan khác.

  • Hoạt động nhân sự: Là các công việc cốt lõi của Quản lý Nhân sự (HRM) như lập kế hoạch, quản lý hiệu suất, tuyển dụng và ra quyết định.

  • Kết quả nhân sự: Là những mục tiêu mà nhân sự và các bộ phận trong tổ chức phải đạt được. Kết quả nhân sự có thể được đo lường thông qua sự tham gia của nhân viên, khả năng duy trì, hiệu suất làm việc và chi phí lao động.

Để đạt được các mục tiêu này, tổ chức cần tập trung vào giá trị của nhân sự. Ví dụ, nếu tổ chức không đưa ra các chính sách phúc lợi, đãi ngộ tốt, điều này gây ra tỷ lệ giữ chân nhân viên thấp và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

Mô hình chiến lược nhân sự HPWS

Mô hình chiến lược nhân sự HPWS là một cách tiếp cận quản lý nhân sự nhằm thúc đẩy sự tham gia và cống hiến của nhân viên. HPWS tập trung vào việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ, nơi nhân viên cảm thấy được trao quyền và đánh giá cao.

Mô hình HPWS có một số yếu tố chính, bao gồm:

  • Tuyển dụng: Các doanh nghiệp sử dụng HPWS tập trung vào việc tuyển dụng những ứng viên có kỹ năng, phẩm chất phù hợp với văn hóa và giá trị của công ty. Họ cũng cung cấp đào tạo và phát triển phù hợp để giúp nhân viên phát triển các kỹ năng, kiến ​​thức cần thiết để thành công.

  • Đánh giá hiệu suất: Các doanh nghiệp sử dụng HPWS đánh giá hiệu suất của nhân viên một cách công bằng và liên tục. Họ cung cấp phản hồi hữu ích và xây dựng để giúp nhân viên phát triển và cải thiện.

  • Phát triển nghề nghiệp: Doanh nghiệp sử dụng HPWS cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên của họ. Điều này bao gồm đào tạo, phát triển và các cơ hội thăng tiến.

  • Thưởng: Cung cấp một hệ thống thưởng, đãi ngộ cạnh tranh và công bằng.

  • Tham gia của nhân viên: Khuyến khích sự tham gia của nhân viên, cho phép họ đóng góp ý tưởng và phản hồi, đồng thời tham gia vào việc ra quyết định.

Mô hình Fombrun

Mô hình Fombrun trong chiến lược nhân sự được phát triển bởi Devanna, Fombrun và Tichy vào năm 1984. Mô hình này cho rằng chiến lược nhân sự phải được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động nhân sự cần được thiết kế và thực hiện để hỗ trợ chiến lược kinh doanh, đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Mô hình Fombrun bao gồm 4 chức năng nhân sự cốt lõi:

  • Lựa chọn: Đảm bảo doanh nghiệp có được những nhân viên phù hợp với nhu cầu

  • Đánh giá: Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên và xác định nhu cầu đào tạo, phát triển của họ.

  • Phát triển: Giúp nhân viên phát triển các kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả.

  • Khen thưởng: Nhằm thu hút, giữ chân và động viên nhân viên.

Mô hình Fombrun trong chiến lược nhân sự được phát triển bởi Devanna, Fombrun và Tichy vào năm 1984

Xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả

  1. Đánh giá năng lực nhân sự
  2. Phân tích môi trường kinh doanh
  3. Dự tính nhu cầu về nhân sự trong tương lai
  4. Thực hiện chiến lược nhân sự
  5. Theo dõi và đánh giá kết quả

Đánh giá năng lực nhân sự

Đánh giá năng lực nhân sự là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả. Giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ nhân viên, từ đó xây dựng chiến lược phát triển nhân sự phù hợp, giúp nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, điều này nhằm:

  • Xác định nhu cầu đào tạo, phát triển nhân sự.
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như từng cá nhân nhân viên.
  • Xây dựng chính sách lương thưởng, đãi ngộ phù hợp với năng lực của nhân viên.
  • Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả.

>> Xem thêmĐánh giá nhân sự là gì? Các tiêu chí đánh giá nhân viên

Phân tích môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Tốc độ tăng trưởng của ngành
  • Xu hướng cạnh tranh
  • Luật pháp và quy định
  • Tình hình kinh tế vĩ mô
  • Thị trường lao động

Những yếu tố này sẽ tác động đến nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp, cũng như các chính sách và hoạt động nhân sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó, việc phân tích môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những cơ hội và thách thức trong lĩnh vực nhân sự, từ đó xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.

Dự tính nhu cầu về nhân sự trong tương lai

Việc dự báo nhu cầu nhân sự giúp các doanh nghiệp có thể:

  • Xác định đúng loại hình, số lượng nhân sự và thời gian cần tuyển dụng.
  • Lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Tránh tình trạng thiếu hụt hoặc thừa nhân sự, dẫn đến lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực hiện chiến lược nhân sự

Để thực hiện chiến lược nhân sự đã lên kế hoạch, có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Giai đoạn tuyển dụng: Tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên có những kỹ năng và phẩm chất đã được xác định trước đó để phù hợp với các vị trí trong tổ chức.

  • Chọn lọc ứng viên: Có thể sử dụng các phương pháp như tổ chức bài thi, bài test liên quan để đánh giá kỹ năng và khả năng của ứng viên, từ đó đảm bảo sự phù hợp với vị trí cần tuyển.

  • Tuyển dụng ứng viên: Nếu ứng viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và phù hợp với vị trí, có thể tiến hành tuyển dụng họ vào tổ chức.

  • Onboarding và đào tạo: Giai đoạn onboarding (đưa nhân viên mới vào làm) và quá trình đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên. Quá trình này giúp nhân viên mới hòa nhập và nắm bắt công việc nhanh chóng, cũng như phát triển kỹ năng và năng lực của họ. Điều này đảm bảo nhân viên cảm thấy hài lòng và đóng góp hiệu quả cho tổ chức.

>> Đọc thêmQuy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả cho mọi doanh nghiệp

Theo dõi và đánh giá kết quả

Khi xây dựng chiến lược nhân sự, doanh nghiệp cần xác định rõ các mục tiêu và chỉ số đánh giá cụ thể. Các mục tiêu này cần được liên kết với các mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Sau đó, thiết lập một hệ thống theo dõi và đánh giá để đo lường tiến độ thực hiện.

Việc theo dõi và đánh giá kết quả giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp khắc phục kịp thời. Đảm bảo chiến lược nhân sự luôn được cập nhật và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả

Quy trình xây dựng chiến lược nhân sự

  1. Phân tích xu hướng ngành
  2. Phân tích giá trị cốt lõi, định hướng của doanh nghiệp
  3. Phân loại nguồn nhân lực

Phân tích xu hướng ngành

Xu hướng ngành có thể tác động đến nhu cầu nhân sự, thị trường lao động, môi trường cạnh tranh,... Việc phân tích xu hướng ngành giúp doanh nghiệp xác định được các cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực của mình. Từ đó có thể xác định được nhu cầu nhân sự trong tương lai, phát triển các chương trình đào tạo và phù hợp với nhu cầu của nhân viên. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực.

Phân tích giá trị cốt lõi, định hướng của doanh nghiệp

Sau khi phân tích xu hướng ngành, doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị cốt lõi và định hướng của doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi là những điều mà doanh nghiệp coi trọng và cam kết thực hiện. Định hướng là những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai.

Khi đó, cần làm rõ các vấn đề về định hướng doanh nghiệp như:

  • Chiến lược kinh doanh: Mở rộng quy mô, tái cấu trúc, phát triển kinh doanh,...
  • Phạm vi kinh doanh, thị trường hoạt động
  • Lợi thế cạnh tranh

Để xác định giá trị cốt lõi và chuỗi giá trị của một doanh nghiệp, cần phân tích các hoạt động liên quan đến sản xuất và cung cấp dịch vụ trong ngành. Ví dụ, nếu doanh nghiệp có một thế mạnh về sự độc đáo của sản phẩm, thì giá trị cốt lõi có thể nằm ở các hoạt động tiếp thị, quảng bá, nhằm tạo ra nhận thức và tăng cường giá trị của sản phẩm.

Phân loại nguồn nhân lực

Để phân loại nhóm nguồn nhân lực một cách phù hợp, doanh nghiệp cần đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Nhân sự nào là nguồn lực quan trọng nhất cho việc triển khai hiệu quả các chuỗi giá trị? Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định những kỹ năng, kiến thức và phẩm chất mà nhân sự cần có để thực hiện các hoạt động trong chuỗi giá trị. Có thể có nhóm nhân sự quan trọng như nhân viên kỹ thuật chuyên môn, nhân viên Marketing, nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

  • Trong trường hợp doanh nghiệp đang thay đổi và có thể ảnh hưởng đến chuỗi giá trị, nguồn nhân lực nào sẽ cần thay đổi? Khi doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh, có thể cần điều chỉnh và thay đổi nhóm nguồn nhân lực để phù hợp với các yêu cầu mới. Ví dụ, nếu doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến, có thể cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên về kỹ năng công nghệ thông tin và quản lý dữ liệu.

Quy trình xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả

Một số câu hỏi thường gặp về chiến lược nhân sự

  1. Công nghệ có thể hỗ trợ quản lý chiến lược nhân sự như thế nào?
  2. Làm thế nào để một chiến lược nhân sự có thể cải thiện văn hóa doanh nghiệp?

Công nghệ có thể hỗ trợ quản lý chiến lược nhân sự như thế nào?

Không có công nghệ, bản chất ngày càng phát triển của nhân sự có thể khiến doanh nghiệp trở nên rối bời và không có sự tổ chức bài bản. Công nghệ có thể hợp lý hóa các quy trình, giúp các công ty cải thiện hiệu quả hoạt động, loại bỏ gánh nặng của các nhiệm vụ hành chính và cho phép nhân viên tập trung lại vào các nhiệm vụ chiến lược, cấp cao hơn.

Làm thế nào để một chiến lược nhân sự có thể cải thiện văn hóa doanh nghiệp?

Chiến lược nhân sự là nền tảng cho các quy trình nhân sự thành công, cho phép các tổ chức hoạt động liền mạch và chuẩn bị cho những gián đoạn, rủi ro có thể xảy ra. Việc chủ ý lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển để nâng cao trải nghiệm của nhân viên có thể nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh với những nhân viên luôn cam kết cống hiến hết mình. 

Chiến lược nhân sự là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Một chiến lược hiệu quả giúp thu hút và giữ chân nhân tài, tạo ra một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh và cải tiến liên tục. Chiến lược này cần được thực hiện một cách nhất quán và có sự tham gia của tất cả các cấp lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo

CHRO - GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
CHRO - Chief Human Resources Officer

Góp phần xác lập & phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về Nhân sự và Quản trị Nhân sự theo xu hướng mới của Thế giới
cho Ngành Quản trị Nhân sự tại Việt Nam trong thời đại mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

IHRM - QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
IHRM - International Human Resource Management

Học Chương trình IHRM để có cơ hội đạt Chứng chỉ Quản trị nhân sự Quốc tế SHRM
- Chứng chỉ nghề nghiệp danh giá nhất trong ngành quản trị nhân sự toàn cầu

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 385