Director là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa Director và CEO

Director trong tiếng Việt được hiểu là Giám đốc, là một chức danh quan trọng trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Vai trò của Giám đốc là định hướng, giám sát và điều hành phòng ban hoặc bộ phận của doanh nghiệp để đảm bảo các hoạt động đạt được mục tiêu kinh doanh.

Khái niệm Director

Director là gì?

Director là chức danh Giám đốc, chỉ người đứng đầu một bộ phận, một chi nhánh hoặc cũng có thể là toàn bộ doanh nghiệp. Người giữ chức năng này có vai trò định hướng, giám sát, điều hành các hoạt động của tổ chức đi đúng hướng. Một số chức danh Director như Managing Director, General Director, Operations Director, Sales Director, Marketing Director, Art Director, Creative Director,...

Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có chức danh "Director". Các doanh nghiệp nhỏ hơn hoặc quy mô vừa có thể có các chức danh quản lý khác phổ biến hơn.

Director là chức danh chỉ người đứng đầu một bộ phận, một chi nhánh hoặc cũng có thể là toàn bộ doanh nghiệp

Board of Directors là gì?

Board of Directors (BOD) trong nhiều doanh nghiệp có thể là Ban giám đốc, hoặc trong một số mô hình doanh nghiệp ở các quốc gia, đây cũng có thể là Hội đồng quản trị. BOD là thuật ngữ chỉ những người được bầu đại diện cho cổ đông của công ty, vị trí này đặc biệt quan trọng và cần phải có trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp.

Các thành viên trong Board of Directors cần tham gia các cuộc họp thường xuyên để thiết lập các chính sách quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Thành viên BOD bao gồm các vị trí chủ chốt như Chủ tịch, Giám đốc điều hành, các giám đốc chức năng (C-Suite). Đóng vai trò “đầu tàu” chèo lái doanh nghiệp, Board of Directors có sức ảnh hưởng lớn tới sự thành bại của một doanh nghiệp.

Board of Directors (BOD) là Ban giám đốc trong một doanh nghiệp

Managing Director là gì?

Managing Director (MD) là vị trí cấp cao trong tổ chức, chức danh này còn được gọi là Giám đốc điều hành. MD có trách nhiệm chính là quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh và nguồn nhân lực. Trong vai trò này, họ phải báo cáo trực tiếp với Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch về tình hình kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Managing Director cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược đã được thông qua bởi Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch, đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận/ phòng ban, nhân viên cấp dưới để đạt được mục tiêu.

Ngoài ra, Managing Director cũng đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp trong các sự kiện và giao tiếp với truyền thông.

Managing Director (MD) là vị trí cấp cao trong tổ chức, chức danh này còn được gọi là Giám đốc điều hành

Operation Director là gì?

Operation Director là giám đốc vận hành, vị trí này có trách nhiệm giám sát, dẫn dắt các hoạt động hằng ngày của tổ chức, đảm bảo hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đã đề ra.

Tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của công ty mà Operation Director sẽ nắm giữ những trọng trách, chức năng khác nhau. Song, vai trò chính của họ vẫn là đảm bảo các hoạt động của tổ chức vận hành trơn tru và đạt hiệu suất cao nhất.

Cụ thể Operation Director thường đảm nhận những nhiệm vụ chính sau:

  • Kiểm soát, quản lý tài chính và ngân sách
  • Quản lý chuỗi cung ứng, hàng tồn kho
  • Quản lý nhân sự 
  • Quản lý quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Operation Director là giám đốc vận hành

Nhiệm vụ của Director

Giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, Director cần đảm nhận những nhiệm vụ chính như sau:

Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của Director chính là xây dựng chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh, việc này nhằm giúp các nhân việc xác định được chiến lược rõ ràng, cụ thể để hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

Chiến lược và kế hoạch kinh doanh rõ ràng đồng thời cũng giúp Director đưa ra các quyết định quan trọng trong việc đầu tư tài chính, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, quản lý chi phí,... Đồng thời giúp Director dễ dàng đánh giá và kiểm soát hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó có những biện pháp điều chỉnh và cải thiện trong tương lai.

Chiêu mộ nhân tài và phát triển nguồn nhân lực

Có thể không trực tiếp tham gia vào việc tuyển dụng, nhưng Director cũng cần đưa ra những tiêu chí đánh giá rõ ràng để bộ phận HR tham khảo, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực mới. Họ cũng có thể sử dụng thương hiệu cá nhân của mình cùng các chính sách chiêu mộ nhân tài để thu hút nguồn nhân lực tài năng.

Bên cạnh đó, việc đào tạo, nuôi dưỡng nhân sự cũng là một hoạt động quan trọng mà Director cần thực hiện, nhằm giúp nhân viên trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức và năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc và phát triển bản thân.

Director cần đưa ra những tiêu chí đánh giá rõ ràng về ứng viên để bộ phận HR tham khảo

Xây dựng và duy trì quan hệ với đối tác

Việc xây dựng và duy trì quan hệ tốt với đối tác sẽ giúp Director đảm bảo được các hợp đồng, thỏa thuận, đàm phán, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách thuận lợi và hiệu quả.

Duy trì mối quan hệ tốt với đối tác giúp cho tổ chức tiếp cận được các nguồn tài nguyên mới, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Director cần phải xây dựng chiến lược quan hệ với đối tác, bao gồm việc tìm kiếm và lựa chọn các đối tác phù hợp, đàm phán và thỏa thuận các điều khoản hợp tác, duy trì và nuôi dưỡng quan hệ tốt với đối tác trong và sau quá trình hợp tác.

Đàm phán, ký kết 

Với vị trí cấp cao trong tổ chức, Director còn là người đại diện cho tổ chức trong các cuộc đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng với các bên đối tác, khách hàng, nhà cung cấp,... Họ cần phải đảm bảo tất cả các điều khoản của hợp đồng đều được tuân thủ, đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác một cách thuận lợi và công bằng.

Director là người đại diện cho tổ chức trong các cuộc đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng với các bên đối tác, khách hàng

Tố chất, kỹ năng cần có của một Director

Khả năng lãnh đạo

Khả năng lãnh đạo là tố chất đầu tiên cần phải có đối với bất kỳ nhà quản lý cấp cao nào. Khả năng lãnh đạo của Director bao gồm nhiều khía cạnh, bao gồm việc thúc đẩy tinh thần làm việc, xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, đảm bảo toàn bộ nhân viên đồng lòng với các chiến lược và hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

Director cũng cần phải có khả năng đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và đúng đắn trong các tình huống khó khăn, đảm bảo tất cả các quyết định đưa ra đều dựa trên dữ liệu chính xác và đã được phân tích kỹ lưỡng.

>> Tham khảo chương trình đào tạo: 4 Vai trò Trọng yếu của Lãnh đạo / The 4 Essential Roles of Leadership của FranlinkCovey

Tầm nhìn

Director phải là người có tầm nhìn xa trông rộng, thấy được bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp để có những chiến lược hoặc kế hoạch dự phòng cho tương lai. Tầm nhìn cũng có thể giúp Director đưa ra các chiến lược dài hạn và các quyết định đúng đắn trong các tình huống phức tạp.

Director phải là người có tầm nhìn xa trông rộng để có những chiến lược hoặc kế hoạch cho tương lai

Quản lý rủi ro

Việc xác định các rủi ro liên quan đến dự án, nhiệm vụ mà Director đang quản lý sẽ giúp họ nhanh chóng đưa ra các giải pháp để ngăn chặn những hậu quả khôn lường của rủi ro đó.

Đồng thời, quản lý rủi ro cũng bao gồm việc xây dựng các kế hoạch dự phòng để đảm bảo sự vận hành trơn tru cũng như sự thành công của dự án. Bên cạnh đó, Director cũng cần đánh giá hiệu quả dự án, để khi có bất kỳ thất bại nào có thể biết cách để cải thiện trong những dự án tiếp theo.

Khả năng quyết đoán

Khả năng phán đoán tốt và đưa ra những quyết đoán là tố chất cần thiết của một Director. Họ cần tỉ mỉ trong việc thu thập và phân tích thông tin, đưa ra các giải pháp khả thi và lựa chọn tốt nhất dựa trên kinh nghiệm, kiến thức của bản thân. Khả năng quyết đoán cũng phần nào cho thấy trách nhiệm và tính minh bạch trong các quyết định của Director.

Tư duy chiến lược

Kỹ năng tư duy chiến lược là một yếu tố quan trọng đối với Director, bởi vì họ phải đưa ra những quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng đến thành công của tổ chức. Tư duy chiến lược liên quan đến việc suy nghĩ về những hành động khác nhau và những kết quả có thể khác nhau từ mỗi hành động đó, từ đó đưa ra các kế hoạch phù hợp. 

Bên cạnh đó, tư duy chiến lược còn bao gồm khả năng dự đoán những thách thức tiềm ẩn và tìm ra giải pháp trước khi chúng xảy ra.

Kiểm soát cảm xúc

Trưởng thành về mặt cảm xúc là một kỹ năng quan trọng để giúp Director giữ được bình tĩnh và tìm ra các giải pháp trong những tình huống khẩn cấp. Nếu có khả năng kiểm soát cảm xúc, họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực và có thể đưa ra quyết định dựa trên sự khách quan, không bị chi phối bởi cái tôi. Họ cũng cảm thấy tự tin về khả năng của bản thân, đồng thời luôn tìm cách học hỏi, cải thiện hiệu suất làm việc của mình và đội ngũ.

Ngược lại, nếu không thể kiểm soát cảm xúc, Director có thể dễ dàng mất bình tĩnh trong các tình huống khó khăn và đưa ra các quyết định sai lầm, gây mất uy tín và suy giảm tinh thần làm việc của đội ngũ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp.

Sự nhạy bén trong kinh doanh

Nhạy bén trong kinh doanh có nghĩa là khả năng nhận biết các cơ hội và thách thức trong thị trường ở hiện tại và cả trong tương lai, từ đó đưa ra các chiến lược và kế hoạch phù hợp. Director có thể phân tích dữ liệu, đưa ra những đánh giá chính xác về thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng. 

Director có thể phân tích dữ liệu, đưa ra những đánh giá chính xác về thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng

Sự khác nhau giữa CEO và Director

So sánh

Director

CEO

Theo địa lý

Thuật ngữ thường được sử dụng tại các quốc gia châu Âu.

Thuật ngữ thường được sử dụng tại các quốc gia châu Á, châu Mỹ.

Vị trí trong cơ cấu tổ chức

Director thường là người đứng đầu một phần của tổ chức, ví dụ như một bộ phận hoặc một chi nhánh.

Có quyền lực quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận/ chi nhánh đó.

CEO là người đứng đầu toàn bộ hoạt động của tổ chức.

Có quyền lực lớn trong việc quyết định chiến lược quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Quyền hạn 

Director thường tập trung vào các hoạt động trong phạm vi quản lý của họ, như định hướng chiến lược, phát triển sản phẩm, quản lý nhân viên, các nhiệm vụ khác trong bộ phận/ chi nhánh đó.

CEO có quyền lực và trách nhiệm lớn hơn so với Director trong việc quyết định chiến lược tổ chức, cấu trúc tổ chức, định hướng và quản lý chung của tổ chức.

Trách nhiệm

Director thường không trực tiếp làm việc với cổ đông, nhưng cũng phải đảm bảo bộ phận/ chi nhánh mà họ quản lý hoạt động hiệu quả và mang lại lợi ích cho tổ chức.

CEO thường có trách nhiệm chính trước các cổ đông của tổ chức và phải đảm bảo rằng hoạt động của tổ chức tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng.

Thách thức và cơ hội của vị trí Director

Cơ hội

Director được xem là một vị trí quan trọng và có nhiều cơ hội để phát triển, thăng tiến. Một số cơ hội mà vị trí này có thể mang lại bao gồm:

  • Lương và phúc lợi tốt hơn so với các vị trí khác trong công ty, đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn.
  • Tạo nên sự ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ nhân viên, cộng đồng. Điều này có thể giúp Director trở thành một nhân vật uy tín trong lĩnh vực của mình, tạo dựng sự ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của công ty và cả xã hội.
  • Với việc tham gia các hoạt động, sự kiện và các hội nghị trong lĩnh vực hoạt động của công ty, Director có cơ hội mở rộng, nuôi dưỡng mạng lưới liên kết của mình.

Thách thức

Song song với các cơ hội phát triển, vị trí Director cũng gặp rất nhiều trở ngại, thách thức lớn như:

  • Đòi hỏi họ phải làm việc dưới áp lực lớn và đưa ra các quyết định khó khăn. Họ phải đảm bảo mọi hoạt động của công ty diễn ra hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
  • Khi môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, người giữ chức vụ Director cần đưa ra các chiến lược phù hợp để tăng trưởng và phát triển, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Đảm bảo cập nhật và sử dụng các công nghệ mới nhất để tăng cường hiệu quả và năng suất công việc cho doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện việc quản trị tài chính sao cho công ty có đủ nguồn lực để phát triển và đầu tư.

Để trở thành Director là một chặng đường dài nhiều thử thách, gian nan. Vị trí này mang trọng trách nặng nề, đòi hỏi một người ngoài kinh nghiệm, kỹ năng, phải hiểu sâu rộng về những gì mà vị trí này yêu cầu, bao gồm các trách nhiệm pháp lý liên quan đến việc quản lý công ty.

Chương trình đào tạo

GLP - LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU
GLP - Global Leadership Program

Phát triển "NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỘT PHÁ"
với Chương trình "LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU"

Dành cho Lãnh đạo Cấp cao của các doanh nghiệp.

GLP là chương trình đào tạo danh giá nhất của PACE,
được triển khai bởi PACE & 5 đối tác danh tiếng toàn cầu:
FranklinCovey; Blanchard; AMA; SHRM & BSV.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO - Chief Executive Officer

Chương trình CEO của PACE là chương trình đào tạo CEO đầu tiên tại Việt Nam,
có bề dày triển khai hơn 2 thập kỷ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Kể từ ngày ra đời, CEO luôn là chương trình phát triển năng lực quản trị và lãnh đạo
được doanh nhân lựa chọn theo học nhiều nhất.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 385