DOANH NGHIỆP NHỎ CÓ CẦN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP?

Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Có thể hiểu văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh. Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố: giá trị, niềm tin, chuẩn mực, tất cả được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp.

Nhưng trong những tổ chức có quy mô nhỏ hay siêu nhỏ, với số lượng nhân viên ít ỏi thì liệu có cần một văn hóa doanh nghiệp hay không?

Câu trả lời là , chỉ cần 2 người trở lên là đủ làm nên một văn hóa doanh nghiệp, việc để nền văn hóa ấy tiếp tục lớn mạnh hay thụt lùi chính là tùy thuộc vào cách vận hành và kiểm soát của lãnh đạo.

Bất kỳ trong một tổ chức nào, dù lớn hay nhỏ thì ai cũng mong muốn có môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, nơi mà sự kỷ luật, sự tôn trọng luôn đưa lên hàng đầu để có thể duy trì một thói quen tốt dành cho mọi người. Bên cạnh đó, một văn hóa mạnh là sẽ chứng minh được thời gian tuổi thọ một doanh nghiệp dù nằm ở quy mô hay tính chất nào.

Gold, K.A. đã từng nói: “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”.

Nói một cách dễ hiểu: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành. Còn nói một cách hoa mỹ thì: Văn hóa là thứ duy nhất còn thiếu khi ta có tất cả, là điều còn tồn tại khi tất cả đã mất đi.

Điều đó cho thấy mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có các định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Nhưng suy cho cùng một nền văn hóa mạnh mẽ là chính là giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp. 

 


Làm cách nào để tổ chức quy mô nhỏ có thể nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp phù hợp?

Điều mà ít doanh nghiệp nhỏ nào lưu ý tới chính là khi số lượng nhân viên không nhiều thì cơ hội kiểm soát văn hóa doanh nghiệp càng chặt chẽ hơn.

Vì thế việc xây dựng doanh nghiệp đều phải dựa trên nền tảng của sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, nơi mà giá trị bản thể luôn được khuyến khích. Rất nhiều lãnh đạo đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận thức của nhân viên mình với các giá trị văn hóa. Nếu không giảng giải được cặn kẽ hệ thống các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có ích lợi gì với nội bộ tổ chức, tất yếu mọi hình thức triển khai chỉ là phong trào.

Một câu hỏi được đặt ra rằng, vậy những giá trị nào là hợp lý và giá trị nào là không hợp lý? Điều này tùy thuộc rất nhiều vào từng tổ chức riêng biệt.

Tuy nhiên, có nhiều cách để giúp phát triển và tỉnh chỉnh lại văn hóa nếu như tổ chức đang sở hữu văn hóa chưa mạnh:

  • Đầu tiên hãy thiết lập giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nếu muốn tổ chức mình có một tinh thần mới như công ty Netflix hay đầy cá tính như Hubspot thì lãnh đạo phải xác định rõ hướng đi và tầm nhìn của doanh nghiệp. Không những vậy, lãnh đạo cũng nên lắng nghe ý kiến từ nhân viên của mình để có thể đặt ra mục tiêu xác thực nhất có thể.
  • Tiếp theo đó là áp dụng nó vào hoạt động. Hãy công khai nhiệm vụ với tất cả nhân viên và thiết lập kênh giao tiếp để mọi người có thể tự tin thảo luận đóng góp ý kiến cho nhau.
  • Việc thiết lập một nền văn hóa cho công ty có nghĩa là đảm bảo mọi người đều có tiếng nói chung. Cách dễ nhất để duy trì sự liên kết chính là thông qua sự chủ động.
  • Bản chất của văn hoá doanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận.

Theo Credibly


Chương trình đào tạo

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Corporate Culture

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt

và được coi là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp

 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 385