FOB là gì? Chi tiết về giá FOB trong xuất nhập khẩu

FOB là thuật ngữ phổ biến trong Incoterms - một bộ quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới về vận chuyển hàng hóa quốc tế. Quy tắc FOB giúp xác định ai là người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường biển và ai sẽ chịu chi phí nếu có sự cố xảy ra.

FOB là gì?

FOB (viết tắt của Free On Board) là một điều khoản trong vận chuyển quốc tế về việc chuyển giao quyền sở hữu, trách nhiệm với hàng hóa giữa người bán và người mua khi hàng hóa được xếp đầy đủ lên boong tàu tại cảng khai thác. Hàng hóa ngay khi được xếp lên tàu thì người bán sẽ không còn chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm, rủi ro hay bất kỳ vấn đề nào khác, mà thay vào đó là người mua.

Thông thường, khi người mua đồng ý mua hàng theo điều khoản FOB phải mua thêm bảo hiểm cho hàng hóa được vận chuyển. Bởi trong quá trình vận chuyển trên biển, hàng hóa có thể bị hư hỏng hoặc thậm chí là mất trắng do tác động của thời tiết, sóng thần và cướp biển.

Trên hợp đồng, FOB sẽ được viết liền với với tên địa điểm xếp hàng, cũng đồng thời là vị trí chuyển đổi trách nhiệm và rủi ro giữa 2 bên. Ví dụ “FOB Tân Thuận” nghĩa là Cảng Tân Thuận sẽ là địa điểm xếp hàng lên tàu và cũng là vị trí chuyển đổi trách nhiệm giữa bên bán và bên mua.

fob là gì
FOB - Free On Board là một điều khoản vận chuyển cho biết trách nhiệm của người bán và người mua về lô hàng sau khi được xếp lên tàu

Giá FOB gồm những gì? Cách tính

Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước sở tại của người bán và bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế làm thủ tục và xuất khẩu hàng hóa. Các chi phí trong giá FOB không bao gồm các khoản chi phí vận chuyển hay các gói bảo hiểm kèm theo khi thực hiện điều khoản này.

Công thức tính giá FOB:

Giá FOB = Giá hàng hóa thành phẩm + Phí kéo Container nội địa + Phí nâng hạ Container + Phí mở tài khai hải quan + Phí xin giấy chứng nhận xuất xứ + Các chi phí phát sinh khác

 

Trong đó:

  • Giá xuất xưởng: Giá bán sản phẩm do nhà sản xuất công bố.
  • Chi phí vận chuyển nội địa: Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà máy/kho hàng của người bán đến cảng xếp hàng.
  • Chi phí xếp hàng: Chi phí cho việc bốc xếp hàng hóa lên tàu/xe tại cảng xếp hàng.
  • Chi phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu: Chi phí cho việc làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa ra khỏi nước.
  • Thuế xuất khẩu: Thuế do nhà nước quy định đối với hàng hóa xuất khẩu.

cách tính giá fob
Giá FOB là giá được tính tại nước sở tại người bán và các chi phí vận chuyển

Ví dụ minh họa về FOB

Để hình dung rõ hơn về công thức tính giá FOB, dưới đây là ví dụ minh họa:

Giả sử:

  • Công ty A ở Việt Nam sản xuất và bán mặt hàng ghế sofa.
  • Công ty B ở Hoa Kỳ muốn mua 1 container ghế sofa của công ty A.
  • Hai bên thỏa thuận giá bán FOB cảng Tân Thuận với giá 20 USD/ghế.
  • Chi phí vận chuyển container từ kho của công ty A đến cảng Tân Thuận là 500 USD.
  • Chi phí xếp hàng lên container là 100 USD.
  • Chi phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu là 200 USD.
  • Thuế xuất khẩu là 10% giá FOB.

Vậy giá FOB cho 1 container ghế sofa là:

Giá FOB = Giá bán FOB + Chi phí vận chuyển + Chi phí xếp hàng + Chi phí thủ tục hải quan + Thuế xuất khẩu

= 20 USD/ghế x 100 ghế/container + 500 USD + 100 USD + 200 USD + (20 USD/ghế x 100 ghế/container x 10%)

= 22.000 USD/container

Các thuật ngữ liên quan FOB khác

Trong giao thương quốc tế, việc nắm rõ các thuật ngữ sẽ giúp các giao dịch diễn ra thuận lợi và tránh các phát sinh về sau. Dưới đây là một số thuật ngữ khác liên quan đến FOB:

FOB Shipping Point

FOB Shipping Point hay FOB điểm giao hàng, xác định quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua tại điểm giao hàng khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. Khi ký hợp đồng có FOB Shipping Point, người mua sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về chi phí vận chuyển và rủi ro từ điểm giao hàng trở đi.

FOB Destination

FOB Destination hay FOB điểm đến. Nó có nghĩa là trách nhiệm và quyền sở hữu về hàng hóa sẽ được chuyển sang người mua ngay tại điểm đích đã được chỉ định. Nếu hàng hóa không may bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển thì người bán sẽ chịu trách nhiệm và giao lại hàng hoặc bồi thường cho người mua.

Các thuật ngữ khác

  • FOB Charges: Các chi phí liên quan đến việc bốc xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa từ cảng tàu đến nơi nhận hàng gồm chi phí bốc dỡ, phí chuyển phát nhanh, phí dịch vụ cảng, phí đóng gói và các chi phí khác liên quan.

  • FOB Origin: Đây là thuật ngữ khác để chỉ đến điều kiện FOB Shipping Point.

  • FOB Bill of Lading: Là các chứng từ vận chuyển hàng hóa từ cảng tàu đến nơi nhận hàng và được người vận chuyển hàng hóa phát hành. FOB Bill of Lading có thể được dùng để thanh toán cho hàng hóa và thể hiện cho sự chuyển giao, sở hữu của hàng hóa.

thuật ngữ liên quan fob
FOB Shipping Point là điểm giao hàng và xác định quyền sở hữu

Ưu điểm của giá FOB trong xuất nhập khẩu

Việc lựa chọn điều khoản giao hàng phù hợp là yếu tố then chốt đảm bảo giao dịch diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro. Khi mua hàng quốc tế theo giao dịch giá FOB, người bán lẫn người mua sẽ được:

Minh bạch và rõ ràng

Với sự minh bạch về cách tính, các khoản phí cố định về sản phẩm và chi phí vận chuyển đến cảng xuất khẩu, bên mua và bên bán có thể dễ dàng hiểu rõ, kiểm tra và xác nhận rằng giá FOB đã được tính đúng. 

Dễ dàng quản lý và kiểm soát chi phí

Bằng cách viết chính xác các chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất khẩu, người mua và người bán có thể dễ dàng tối ưu hóa quy trình vận chuyển để tiết kiệm chi phí. Đồng thời, việc quản lý cũng như kiểm soát các yếu tố chi phí một cách hiệu quả hơn. 

Hạn chế tranh chấp

Nhờ tính minh bạch và rõ ràng ngay từ đầu các yếu tố trong quy trình tính giá FOB, cả bên bán lẫn bên mua đều có thể nắm bắt đầy đủ thông tin và trách nhiệm của mình, từ đó giảm thiểu rủi ro phát sinh mâu thuẫn. 

ưu điểm fob
Việc ứng dụng giá FOB giúp bên bán và bên mua hạn chế các tranh chấp về sau

Nhược điểm của giá FOB trong xuất nhập khẩu

Do người mua là người đặt cước từ cảng xếp hàng đến cảng đến nên người bán có thể gặp khó khăn trong việc sắp xếp lịch trình vận chuyển và bị động trong việc điều chỉnh thời gian giao hàng. 

Bên cạnh đó, khi người mua làm việc với nhiều nhà cung cấp, họ có thể dễ dàng so sánh giá cả và lựa chọn nhà cung cấp có giá cả cạnh tranh nhất. Điều này khiến người bán khó có thể chủ động về giá, nhất là khi thị trường có sự biến động và thay đổi thường xuyên.

Nghĩa vụ của người bán và người mua trong điều khoản FOB

Trong điều khoản FOB giao hàng quốc tế, nghĩa vụ của người bán và người mua được quy định cụ thể như sau:

Đối với người bán

  • Giao hàng lên tàu tại cảng quy định theo đúng số lượng và chất lượng đã cam kết, cung cấp đầy đủ hóa đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử có giá trị tương đồng và cung cấp vận đơn đường biển làm bằng chứng giao hàng.

  • Làm thủ tục và cung cấp giấy phép xuất khẩu cho lô hàng.

  • Chịu các rủi ro và toàn bộ chi phí trong quá trình vận chuyển lô hàng từ kho nội địa đến hàng hàng được đặt lên boong tàu, bao gồm chi phí khai hải quan, thuế, thuê bốc dỡ hàng hóa,... 

  • Có trách nhiệm thông báo cho người mua rằng hàng đã được được chuyển giao qua lan can tàu hoàn toàn.

  • Cung cấp cho người mua các chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra cảng để làm bằng chứng về việc giao hàng.

  • Chi trả toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra và quản lý chất lượng lô hàng, thông báo cho người mua khi hàng được đóng gói đặc biệt.

  • Người bán phải hỗ trợ những thông tin và chứng từ cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển và giao hàng đến điểm đích.

Đối với người mua

  • Thanh toán toàn bộ chi phí tiền hàng cho người bán, chi phí vận chuyển từ cảng chỉ định đến cảng nhận hàng và đến cuối cùng. 

  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy phép xuất khẩu và hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định nhằm đảm bảo rằng lô hàng đã được phép nhập khẩu vào vùng lãnh thổ của họ.

  • Chịu các chi phí phát sinh nếu lô hàng được hải quan các nước xuất khẩu kiểm tra..

  • Có trách nhiệm với những rủi ro được chuyển giao từ bên người bán sau khi hàng được đưa qua lan can tàu. Rủi ro này gồm tất cả các mất mát xảy ra trong quá trình vận chuyển. 

  • Người mua không bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm.

  • Thông báo hàng đã được chất lên tàu, cần cung cấp thông tin về tên tàu và cảng chỉ định.

  • Thanh toán tất cả các chi phí phát sinh để có được các chứng từ liên quan đến lô hàng.

trách nhiệm người bán trong fob
Người bán có trách nhiệm chịu mọi chi phí trước khi hàng được xếp lên tàu

Phân biệt FOB và CIF

FOB (Free On Board) và CIF (Cost, Insurance, Freight) là hai điều khoản quan trọng trong giao hàng quốc tế, được quy định rõ tại bộ quy tắc Incoterms. Bên cạnh đó, chúng cũng có những đặc điểm riêng biệt mà người mua và người bán cần nhận biết để có phương án sử dụng phù hợp.

Điểm giống nhau

  • FOB và CIF đều là các điều khoản quan trọng trong Incoterms và được áp dụng phổ biến.

  • Cảng xếp hàng chính là điểm chuyển giao rủi ro giữa hai bên mua và bán.

  • Người bán sẽ làm thủ tục hải quan, người mua làm thủ tục nhập khẩu.

Điểm khác nhau

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa FOB và CIF:

Đặc điểm

FOB (Free on Board)

CIF (Cost, Insurance and Freight)

Trách nhiệm vận chuyển

Người bán chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho của họ đến cảng xếp hàng.

Người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho của họ đến cảng đích.

Bảo hiểm

Người bán không bắt buộc mua bảo hiểm

Người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, trong các hợp đồng bảo hiểm thường được quy định tối thiểu 110% giá trị hàng hóa.

Trách nhiệm vận tải thuê tàu

Người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm đặt tàu

Người bán có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.

Địa điểm cuối cùng kết thúc nghĩa vụ

Người bán giao hàng đến lan can tàu cảng bốc hàng, rủi ro được chuyển qua người mua

Người bán mua bảo hiểm cho lô hàng, vị trí cuối cùng để người bán hết trách nhiệm là tại cảng dỡ hàng.

FOB hay CIF là tối ưu cho doanh nghiệp?

Tùy vào kinh nghiệm xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để lựa chọn điều kiện nhập hàng hợp lý. Với những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm về xuất nhập khẩu hoặc có quy mô nhập hàng lớn thì FOB sẽ là lựa chọn phù hợp. Bởi hình thức này giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được cước vận chuyển, chi phí chuyển hàng.

Tuy rằng việc mua hàng theo giá CIF sẽ cao hơn so với FOB nhưng với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ tiết kiệm thời gian loay tìm kiếm đơn vị tàu, đơn vị bảo hiểm và mọi trách nhiệm sẽ được bên bán đảm nhiệm.

fob và cif
Nhập hàng theo giá FOB sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hơn CIF vì được lựa chọn đơn vị vận chuyển

Lưu ý khi sử dụng điều khoản FOB

Điều khoản FOB chỉ áp dụng cho các phương thức giao hàng bằng đường biển và đường thủy nội địa. Dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng hay giao Container ở ICD hay cảng biển lớn thì chỉ khi hàng nằm trên tàu, người bán mới hết trách nhiệm chịu mọi rủi ro. 

Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển hàng quốc tế, người bán và người mua cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần nêu rõ cảng xếp trong hợp đồng mua bán.

  • Người bán cần đảm bảo rằng hàng hóa được đóng gói và dán nhãn đúng cách để vận chuyển bằng đường biển.

  • Người mua cần mua bảo hiểm hàng hóa để phòng trừ rủi ro mất mát hoặc hư hỏng.

  • Cả hai bên nên thỏa thuận về ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra hàng hóa trước khi xếp lên boong tàu.

FOB là một điều khoản phổ biến hiện nay và nó đang ngày càng được cải tiến nhằm phù hợp hơn với mục đích hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo đó, việc hiểu rõ FOB là gì sẽ giúp người mua lẫn người bán có thể thực hiện giao dịch hiệu quả một cách hiệu quả và tránh các rủi ro không mong muốn sau này.

Chương trình đào tạo

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Modern Supply Chain Management

Nâng cao tư duy quản trị chuỗi cung ứng & quản trị Logistics tiêu chuẩn quốc tế.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 385