Khung năng lực là gì? Cách xây dựng và đánh giá năng lực hiệu quả

Các doanh nghiệp hiện đại đang phải đối mặt với yêu cầu cao hơn về việc hiểu và đánh giá năng lực thực sự của mỗi cá nhân trong tổ chức. Điều này dẫn đến sự ra đời của khái niệm khung năng lực - một phương pháp tiếp cận có hệ thống giúp doanh nghiệp xác định các kỹ năng cần thiết cho các vị trí công việc khác nhau, từ đó đưa ra các chiến lược đào tạo và phát triển phù hợp.

Khung năng lực là gì?

Khung năng lực là một hệ thống tổ chức các kỹ năng, kiến thức, thái độ và đặc điểm của một cá nhân cần có để hoàn thành tốt công việc mà họ đảm nhiệm. Nó giúp xác định một cách rõ ràng những yêu cầu về năng lực của từng vị trí, từ đó giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức đánh giá, phát triển và đào tạo nhân sự một cách bài bản. 

Một khung năng lực tốt không chỉ liệt kê các kỹ năng cần có mà còn mô tả cách các kỹ năng đó liên quan đến hiệu suất công việc và sự phát triển lâu dài của cá nhân trong tổ chức. Khái niệm này thường được áp dụng rộng rãi trong quản lý nhân sự, quản lý hiệu suất và phát triển nghề nghiệp, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa năng lực đội ngũ lao động của mình.

khung năng lực là gì
Khung năng lực là hệ thống các kỹ năng, kiến thức, thái độ của một cá nhân cần có để hoàn thành công việc

Ý nghĩa của khung năng lực

  1. Định hướng rõ ràng cho phát triển nhân sự
  2. Công cụ quản lý và đánh giá hiệu quả công việc
  3. Tối ưu hóa quy trình tuyển dụng và phát triển đội ngũ

Định hướng rõ ràng cho phát triển nhân sự

Khung năng lực mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển nhân sự trong tổ chức. Nó cung cấp một cấu trúc hệ thống, giúp các doanh nghiệp xác định rõ ràng những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết cho mỗi vai trò công việc. Điều này không chỉ giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về năng lực của nhân viên hiện tại, mà còn đưa ra được các kế hoạch đào tạo và phát triển phù hợp nhằm lấp đầy những khoảng trống năng lực. Nhờ khung năng lực, doanh nghiệp có thể phát triển nhân viên một cách bài bản và đúng hướng, từ đó nâng cao khả năng hoàn thành mục tiêu dài hạn.

Công cụ quản lý và đánh giá hiệu quả công việc

Khung năng lực là công cụ hữu ích trong việc đánh giá năng lực của nhân viên và hiệu suất làm việc. Thông qua việc đối chiếu năng lực thực tế của nhân viên với các yêu cầu được đề ra trong khung năng lực, nhà quản lý có thể đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc và phát hiện những lĩnh vực cần cải thiện. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng nhân viên đang đi đúng hướng và phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức. Hơn nữa, khung năng lực cũng cung cấp một hệ thống đánh giá công bằng và minh bạch, tạo điều kiện để nhân viên nhận thức rõ ràng về hiệu suất làm việc của mình, từ đó tự điều chỉnh và nâng cao năng lực cá nhân.

Tối ưu hóa quy trình tuyển dụng và phát triển đội ngũ

Trong quá trình tuyển dụng, khung năng lực đóng vai trò là kim chỉ nam giúp nhà tuyển dụng xác định những ứng viên có năng lực phù hợp nhất với yêu cầu công việc. Đồng thời, xây dựng một quy trình tuyển dụng có tính chiến lược và hiệu quả hơn, bằng cách xác định chính xác những yếu tố cần thiết từ kỹ năng cứng đến kỹ năng mềm và thái độ làm việc. 

Khung năng lực cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong tuyển dụng sai người, tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo. Ngoài ra, nó còn là nền tảng để xây dựng một đội ngũ nhân sự chất lượng, có khả năng phát triển dài hạn và gắn bó lâu dài với tổ chức, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.

ý nghĩa khung năng lực
Khung năng lực là công cụ quản lý và đánh giá nhân sự hiệu quả của doanh nghiệp

Cấu trúc của khung năng lực

Cấu trúc của khung năng lực thường gồm ba nhóm chính:

  • Nhóm năng lực cốt lõi: Đây là những năng lực nền tảng mà mọi nhân viên trong tổ chức cần phải có, bất kể vị trí hay cấp bậc công việc. Nó thường bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo,...

  • Nhóm năng lực chuyên môn: Bao gồm những kỹ năng, kiến thức và khả năng chuyên sâu cần thiết để thực hiện tốt một công việc cụ thể. Những năng lực này thường gắn liền với lĩnh vực chuyên môn mà nhân viên đang làm việc. Ví dụ như kiến thức về kế toán, kiến thức về Marketing, kiến thức về phân tích thị trường,...

  • Nhóm năng lực quản lý: Nhóm năng lực này thường dành cho những người ở vị trí lãnh đạo hoặc quản lý, yêu cầu các kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và ra quyết định để đạt được mục tiêu tổ chức. Ví dụ như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng tư duy chiến lược, khả năng phân tích dữ liệu,...

cấu trúc khung năng lực
Khung năng lực gồm 3 yếu tố chính là năng lực cốt lõi, chuyên môn và khả năng quản lý

Quy trình xây dựng khung năng lực

Bước 1: Xác định mục đích rõ ràng

Bước đầu tiên là xác định rõ ràng mục đích của khung này để doanh nghiệp có thể xây dựng khung năng lực phù hợp và chính xác nhất. Mục đích có thể bao gồm việc cải thiện quy trình tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo hoặc chuẩn hóa tiêu chuẩn hiệu suất công việc. Khi doanh nghiệp có mục tiêu rõ ràng, khung năng lực sẽ phản ánh đúng những giá trị và yêu cầu thiết thực nhất.

Bước 2: Chuẩn hóa doanh nghiệp

Để quá trình xây dựng khung năng lực diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, điều quan trọng là nhà quản lý cần chuẩn hóa cơ cấu tổ chức, hệ thống chức danh, cũng như chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí. Các bước chính mà nhà quản lý cần thực hiện để tiêu chuẩn hóa doanh nghiệp bao gồm:

  • Thiết kế vị trí công việc một cách khách quan, không phụ thuộc vào năng lực cá nhân của người hiện đang nắm giữ vị trí đó.
  • Đưa ra một tên gọi thống nhất cho những công việc có chung tiêu chí về kết quả đầu ra, tạo sự nhất quán trong toàn bộ tổ chức.
  • Xác định rõ ràng yêu cầu về kết quả và năng lực cần thiết cho từng chức danh, đảm bảo mỗi vị trí đều có tiêu chuẩn đánh giá minh bạch và cụ thể.

Bước 3: Xây dựng khung năng lực chung

Khung năng lực chung bao gồm các nhóm năng lực cần thiết mà mọi nhân viên trong doanh nghiệp cần phải có, bất kể vị trí làm việc của họ. Những năng lực chung này có thể là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian hoặc tinh thần làm việc chủ động. Để xây dựng khung năng lực chung, doanh nghiệp có thể lựa chọn hai hướng: tự thiết kế dựa trên các quy trình quản lý nhân sự nội bộ, hoặc áp dụng các mô hình khung năng lực mẫu có sẵn nhưng cần đảm bảo chúng phù hợp với đặc thù và văn hóa của doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định năng lực cho từng vị trí

Mỗi vị trí sẽ yêu cầu những kỹ năng và kiến thức khác nhau, từ chuyên môn kỹ thuật cho đến các kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Để khung năng lực trở nên chi tiết và dễ đánh giá, cần phân chia năng lực thành các cấp độ khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, tùy thuộc vào mức độ yêu cầu của từng vị trí. 

Bước 5: Tiến hành đánh giá

Sau khi hoàn thiện khung năng lực, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá nhân viên dựa trên các tiêu chí đã đề ra. Quá trình đánh giá không chỉ giúp xác định nhân viên đã đạt được mức năng lực yêu cầu hay chưa mà còn giúp phát hiện những khoảng trống trong kỹ năng để từ đó có kế hoạch đào tạo và phát triển thêm. Đánh giá cũng nên là một quá trình liên tục, được thực hiện định kỳ để đảm bảo sự phát triển và nâng cao kỹ năng của nhân viên phù hợp với chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.

quy trình xây dựng khung năng lực
Doanh nghiệp cần xác định mục đích rõ ràng trước khi xây dựng khung năng lực

Ứng dụng của khung năng lực

Ứng dụng trong tuyển dụng

Trong quá trình tuyển dụng, khung năng lực giúp xác định rõ ràng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và thái độ cho từng vị trí công việc. Để qua đó, tối ưu hóa quá trình sàng lọc ứng viên, đảm bảo tuyển dụng đúng người và vị trí. 

Thay vì chỉ dựa vào cảm tính hoặc kinh nghiệm, các nhà tuyển dụng có thể dựa trên tiêu chí cụ thể được xác định từ khung năng lực, giúp đánh giá năng lực ứng viên một cách chính xác hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời giảm thiểu rủi ro tuyển dụng sai người.

Ứng dụng trong đào tạo 

Bằng cách phân tích các khoảng trống trong năng lực, doanh nghiệp có thể phát triển các kế hoạch đào tạo để nâng cao kỹ năng, đảm bảo nhân viên luôn đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại và trong tương lai. Đồng thời, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp và chiến lược nhân sự lâu dài. Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giữ chân được nhân tài, xây dựng một lực lượng lao động mạnh mẽ và chuyên nghiệp.

Ứng dụng trong tiền lương

Khi doanh nghiệp thiết lập các cấp độ năng lực cho từng vị trí, việc điều chỉnh tiền lương có thể dựa trên mức độ năng lực mà nhân viên đã đạt được. Điều này giúp tạo động lực cho nhân viên phát triển bản thân, bởi mức thu nhập sẽ tăng dần theo sự cải thiện về kỹ năng và hiệu suất làm việc. Việc áp dụng khung năng lực trong hệ thống tiền lương cũng giúp doanh nghiệp quản lý ngân sách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng mức lương phản ánh đúng giá trị mà nhân viên đóng góp.

ứng dụng của khung năng lực
Khung năng lực thường được ứng dụng trong quá trình tuyển dụng nhân sự

Khó khăn trong xây dựng và ứng dụng khung năng lực

Việc xây dựng và ứng dụng khung năng lực là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, nguồn lực và sự phối hợp của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào quá trình này cũng diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp khi xây dựng và ứng dụng khung năng lực:

  1. Khó khăn trong xây dựng khung năng lực
  2. Khó khăn trong ứng dụng khung năng lực

Khó khăn trong xây dựng khung năng lực

  • Thiếu sự thống nhất về mục tiêu xây dựng khung năng lực, dẫn đến việc xây dựng khung năng lực không có trọng tâm và khó đo lường hiệu quả.
  • Việc xây dựng khung năng lực chỉ được thực hiện bởi bộ phận nhân sự mà ít có sự tham gia của các cấp quản lý và nhân viên dẫn đến việc khung năng lực không được mọi người chấp nhận và ủng hộ.
  • Gặp nhiều khó khăn do sự đa dạng của các ngành nghề và quy mô doanh nghiệp.
  • Thiếu kinh nghiệm và chuyên môn để lựa chọn các công cụ cũng như phương pháp đánh giá năng lực phù hợp.  
  • Mỗi người có thể có những định nghĩa khác nhau về một năng lực nhất định, dẫn đến việc khó đạt được sự thống nhất trong quá trình xây dựng khung năng lực.

Khó khăn trong ứng dụng khung năng lực

  • Việc truyền đạt thông tin về khung năng lực đến toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp là một thách thức lớn.
  • Một số nhân viên có thể cảm thấy không thoải mái hoặc lo lắng khi được đánh giá dựa trên khung năng lực.
  • Việc không có cơ chế khen thưởng và phát triển phù hợp dựa trên kết quả đánh giá năng lực sẽ làm giảm động lực làm việc của nhân viên.
  • Khi khung năng lực không được cập nhật thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp thì sẽ trở nên lỗi thời và không còn hiệu quả.

Khung năng lực không chỉ là một công cụ quản lý nhân sự, mà còn là nền tảng để xây dựng một tổ chức học hỏi và phát triển bền vững. Khi được xây dựng và áp dụng một cách hiệu quả, khung năng lực sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động.

Chương trình đào tạo

Khóa học Phân tích Báo cáo Hogan
Hogan Assessment Certification Workshop

Talent Assessments Vietnam / TAV (một đơn vị thành viên của PACE) là đối tác được ủy quyền của Hogan Assessments để triển khai các dịch vụ đánh giá nhân sự đẳng cấp thế giới của Hogan Assessments tại Việt Nam.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372