Kinh tế là gì? Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống con người, từ mức độ giàu có của một quốc gia đến chất lượng cuộc sống của mỗi người trong quốc gia đó.

Kinh tế là gì?

Kinh tế là một lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, phân phối, thương mại và tiêu thụ hàng hóa/ dịch vụ. Mục tiêu chính của kinh tế là tập trung vào các hoạt động, tranh luận, biểu hiện vật chất gắn liền với sản xuất, sử dụng cũng như quản lý các nguồn tài nguyên hiệu quả. Từ đó thúc đẩy những kết quả giao thương diễn ra thuận lợi và có giá trị bền vững. Kinh tế cũng nghiên cứu các quy trình quyết định liên quan đến cách phân phối tài nguyên và hàng hóa trong một cộng đồng hoặc quốc gia, bao gồm cả các yếu tố như giá cả, thu nhập, lạm phát và thị trường lao động.

>> Tham khảo: Top 20+ cuốn sách hay về kinh doanh nổi tiếng nên đọc

Kinh tế là một lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, phân phối, thương mại và tiêu thụ hàng hóa/ dịch vụ.

Nền kinh tế là gì?

Nền kinh tế là một thuật ngữ để chỉ tổng thể hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Nó bao gồm tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, thương mại và các yếu tố khác như lao động, vốn và tài nguyên tự nhiên. Nền kinh tế có thể được xem như một hệ thống phức tạp của các mối quan hệ kinh tế giữa các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Mỗi quốc gia có nền kinh tế khác nhau, dựa trên các yếu tố như chính trị, cơ cấu công nghiệp, mức độ tự do kinh tế, tài nguyên thiên nhiên cũng như vai trò của chính phủ. Do đó, không tồn tại 2 nền kinh tế giống hệt nhau.

Ý nghĩa & vai trò của nền kinh tế trong xã hội

Cung cấp nền tảng vật chất cho sự phát triển xã hội

  • Nền kinh tế tạo ra các hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người như lương thực, thực phẩm, nhà ở, y tế, giáo dục,...
  • Nền kinh tế phát triển thúc đẩy năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật

  • Nhu cầu phát triển kinh tế thúc đẩy nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
  • Tạo nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Góp phần củng cố quốc phòng, an ninh

  • Tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
  • Tạo ra việc làm, giảm thiểu tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn an ninh trật tự.

Thúc đẩy giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế

  • Tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế quốc tế.
  • Thu hút đầu tư, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Đặc điểm khu vực chức năng kinh tế

Khu vực sơ cấp

Khu vực sơ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế của quốc gia. Hoạt động sản xuất thường chủ yếu tập trung vào việc khai thác các nguyên liệu tự nhiên như dầu, khí đốt, khoáng sản, rừng. Song đó, các ngành kinh tế mới nổi chiếm tỷ trọng cao hơn so với các ngành kinh tế tiên tiến.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong khu vực này rất mạnh mẽ, thu hút nguồn đầu tư và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Vì vậy, quản lý khu vực này cực kỳ quan trọng. Mọi chính sách được đưa ra phải đảm bảo sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững, đặc biệt là trong việc bảo vệ môi trường và tái cấu trúc khu vực.

Khu vực thứ cấp

Khu vực này có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển cho khu vực sơ cấp bằng cách tối ưu hóa giá trị của nguyên liệu thô thông qua quá trình chế biến và sản xuất thành các sản phẩm có giá trị cao hơn trên thị trường. Do đó, các ngành công nghiệp thứ cấp như sản xuất, chế biến và xây dựng thường chiếm ưu thế ở đây.

Trong việc quản lý khu vực thứ cấp, việc tập trung vào việc nâng cao chất lượng và quy mô cơ sở hạ tầng, sử dụng công nghệ tiên tiến và thu hút đầu tư là rất quan trọng. Khu vực này là trung tâm của nhiều hoạt động kinh tế và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Do đó, việc quản lý các thách thức đặc biệt trong khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thuận lợi cho các hoạt động sản xuất.

Khu vực thứ ba

Trong khu vực này, hoạt động chính tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hai khu vực trên. Đây là một tổ chức kinh tế đa dạng và năng động, chuyên về các lĩnh vực như dịch vụ, tài chính, hậu cần kỹ thuật hiện đại để đảm bảo khả năng đa nhiệm. Mặc dù quy mô nhỏ hơn so với hai khu vực trên, khu vực này vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tổng thể.

Trong những năm gần đây, khu vực này đã phát triển mạnh mẽ, tập trung vào việc khắc phục các thách thức như cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện chính sách kinh tế bền vững. Đặc biệt, việc thúc đẩy quá trình đô thị hóa đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho việc làm trong khu vực này.

Khu vực thứ tư

Khu vực thứ 4 này là một khu vực chuyên biệt, nhằm cung cấp thông tin cho nền kinh tế nói chung. Lĩnh vực này có liên quan đến nghiên cứu và phát triển, giáo dục, kinh doanh và các dịch vụ tư vấn. Đa số tập trung ở các quốc gia công nghiệp phát triển, đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn cao.

Đặc điểm khu vực chức năng kinh tế

Các thành phần kinh tế Việt Nam hiện nay

Thành phần kinh tế Nhà nước

Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của nước ta hiện nay. Nhiệm vụ chính của thành phần kinh tế này là thực hiện các hoạt động kinh tế ở những khu vực trong yếu, kiểm soát và điều tiết thương mại, đảm bảo lợi ích chung cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước và các hoạt động kinh tế dưới sự điều hành của Chính phủ. Cả hai thành phần chính của kinh tế nhà nước đều đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vai trò cụ thể của kinh tế nhà nước bao gồm:

  • Dẫn dắt, định hướng và điều tiết nền kinh tế: hoạch định và thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội.
  • Chiếm lĩnh các lĩnh vực, ngành, nghề quan trọng có tính độc quyền, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
  • Bảo đảm các mục tiêu an sinh xã hội: Kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm công bằng xã hội.
  • Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Kinh tế nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Thành phần kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể là nền kinh tế do các thành viên tự nguyện góp vốn, tài sản, lao động, cùng sản xuất, kinh doanh; cùng quản lý, sử dụng vốn, tài sản và lợi nhuận theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và chia sẻ lợi ích; chịu trách nhiệm liên đới đối với các nghĩa vụ chung của tổ chức kinh tế tập thể. Các hình thức tổ chức như hợp tác xã, Liên minh hợp tác xã, tổ hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân,...

Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Phát triển kinh tế tập thể hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở.

Thành phần kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân là một khái niệm kinh tế bao gồm các hoạt động kinh doanh do các cá nhân hoặc tổ chức tư nhân sở hữu và điều hành, dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Trong thời đại chuyển đổi số như ngày nay, sự phát triển của kinh tế tư nhân diễn ra vô cùng sôi nổi, góp phần định hình lại cơ cấu kinh tế quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Điều này đã tạo ra một loạt các thương hiệu cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn vươn ra quốc tế.

Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã biến chúng trở thành một nhân tố quan trọng trong việc hình thành nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ vào những đóng góp này, tốc độ tăng trưởng của GDP và thu nhập bình quân của người dân đã được tăng lên, mang lại sự cải thiện đáng kể trong đời sống và an sinh xã hội cho người dân.

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hay kinh tế FDI là một bộ phận của nền kinh tế được hình thành bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Những doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động theo luật pháp của quốc gia sở tại, nhưng vốn đầu tư và quản lý hoàn toàn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Với dân số trẻ năng động và vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam đang thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh. Song đó, nước ta cũng đã triển khai nhiều biện pháp và chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và hoạt động sản xuất. Đồng thời, việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế cũng mang lại nhiều cơ hội mới cho việc đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại tại Việt Nam.

FDI mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế của nước ta, bao gồm:

  • Tăng nguồn vốn đầu tư: Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là cho các ngành công nghiệp và dự án lớn.
  • Tạo việc làm: Tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp.
  • Chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển sang nước ta, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật của quốc gia.
  • Mở rộng thị trường: FDI giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của quốc gia, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Các thành phần kinh tế Việt Nam hiện nay

Mô hình kinh tế tại Việt Nam

Mô hình kinh tế thị trường

Mô hình kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế trong đó các quyết định về sản xuất, tiêu thụ và phân phối hàng hóa, dịch vụ được dựa trên sự tương tác giữa các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh. Trong mô hình này, nguồn cung và nhu cầu của hàng hóa, dịch vụ được quyết định bởi sự giao dịch tự do trên thị trường.

Trong mô hình kinh tế thị trường, các quyết định kinh tế được dựa trên các cơ chế thị trường như giá cả, cung – cầu và lợi nhuận. Người mua và người bán tự do thỏa thuận với nhau về giá trị của hàng hóa và dịch vụ thông qua quá trình đàm phán. Giá cả được xác định bởi sự cân nhắc giữa cung và cầu trên thị trường.

Với mô hình kinh tế thị trường, các doanh nghiệp và cá nhân thường tìm kiếm lợi nhuận và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên thông qua sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh khuyến khích sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và quản lý kinh tế. Chính phủ can thiệp để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng, duy trì ổn định kinh tế và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Các biện pháp can thiệp của chính phủ có thể bao gồm việc thiết lập chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, quy định về an toàn sản phẩm và môi trường kinh doanh.

Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung

Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một hệ thống kinh tế mà chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch và điều tiết mọi hoạt động kinh tế. Trong mô hình này, chính phủ:

  • Quyết định sản xuất gì, sản xuất như thế nào và sản xuất bao nhiêu.
  • Quyết định giá cả của hàng hóa và dịch vụ.
  • Quyết định phân phối các nguồn lực và sản phẩm cho các cá nhân và doanh nghiệp.

Ưu điểm:

  • Đảm bảo sự công bằng: Hướng đến mục tiêu phân phối thu nhập và của cải một cách công bằng cho mọi người.
  • Dễ dàng huy động nguồn lực: Chính phủ có thể dễ dàng huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
  • Ổn định kinh tế: Mô hình này giúp giảm thiểu rủi ro và biến động kinh tế.

Trong thực tế, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung tại Việt Nam đã gặp nhiều thách thức và hạn chế. Sau những năm 1980, Việt Nam đã tiến hành các cải cách kinh tế để dần chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường. Việc mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách thức quản lý và điều hành kinh tế của Việt Nam.

Mô hình kinh tế xanh

Kinh tế xanh là một hệ thống kinh tế được thiết kế và hoạt động theo cách tối ưu hóa hiệu suất kinh tế, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. Mục tiêu của mô hình kinh tế xanh là đảm bảo sự phát triển bền vững, tạo ra tăng trưởng kinh tế dựa trên sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng tái tạo, giảm thiểu khí thải và ô nhiễm, bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên.

Mô hình kinh tế xanh tập trung vào việc xây dựng một nền kinh tế mà các ngành công nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động một cách hài hòa với môi trường. Bao gồm việc áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất sạch hơn, sử dụng tài nguyên tái chế, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển các ngành công nghiệp xanh, thay đổi cách tiêu dùng để tạo ra ít rác thải và tiêu thụ năng lượng ít hơn.

Mô hình kinh tế xanh cũng nhấn mạnh việc đảm bảo sự công bằng xã hội và sự tham gia của các bên liên quan. Nó quan tâm đến việc tạo ra việc làm và cơ hội kinh doanh mới trong các ngành công nghiệp xanh, đồng thời đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh.

Một số ví dụ về mô hình kinh tế xanh tại Việt Nam:

  • Nông nghiệp hữu cơ: Sử dụng các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường, không sử dụng hóa chất độc hại.
  • Năng lượng tái tạo: Phát triển các dự án năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy điện.
  • Giao thông xanh: Khuyến khích sử dụng xe đạp, xe điện, phương tiện giao thông công cộng.
  • Du lịch sinh thái: Phát triển du lịch dựa trên bảo tồn thiên nhiên và văn hóa địa phương.

Mô hình kinh tế tại Việt Nam

Chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam trong và ngoài nước

Trong nước

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 được Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đã xác định mục tiêu, định hướng và chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm tới.

Định hướng:

  • Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững.
  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quy hoạch, đầu tư phát triển.
  • Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số.
  • Nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
  • Phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Chiến lược:

  • Tăng cường năng lực nội sinh, phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp trong phát triển kinh tế.
  • Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh, minh bạch.
  • Khuyến khích đầu tư, đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học, công nghệ và ứng dụng công nghệ số.
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, con người.
  • Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững.

Ngoài nước

Mục tiêu:

  • Nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, khẳng định là quốc gia độc lập, tự chủ, hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, có quan hệ hữu nghị, hợp tác rộng rãi, ngày càng sâu rộng với các nước trên thế giới.
  • Tận dụng hiệu quả các cơ hội, nguồn lực từ bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Chiến lược:

  • Tăng cường năng lực nội sinh, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.
  • Chủ động, tích cực tham gia các diễn đàn, tổ chức quốc tế, khu vực.
  • Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về các lĩnh vực.
  • Bảo vệ quyền lợi chính đáng của Việt Nam trên các lĩnh vực.

Những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt

Khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế là một thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, bởi nó gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng:

  • Suy thoái kinh tế thường đi kèm với sự suy giảm sản xuất và hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc giảm việc làm và tăng tỷ lệ thất nghiệp. Điều này có thể gây ra khó khăn cho các cá nhân và gia đình, gây ra sự bất ổn xã hội và kinh tế.

  • Giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng vọt, khiến người dân gặp khó khăn trong việc chi tiêu. Lạm phát cao cũng làm giảm sức mua của đồng tiền, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đầu tư.

  • Khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa, dịch vụ.

  • Thị trường chứng khoán và trái phiếu biến động mạnh, nhiều nhà đầu tư thua lỗ. Lãi suất ngân hàng tăng cao khiến cho việc vay vốn trở nên khó khăn hơn.

  • Khủng hoảng làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng trên thế giới.

Già hóa dân số

  • Già hóa dân số dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến năng suất và tăng trưởng kinh tế.

  • Nhu cầu về các dịch vụ an sinh xã hội như lương hưu, chăm sóc sức khỏe và y tế sẽ tăng lên. Dẫn đến gánh nặng tài chính lớn cho chính phủ và có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách.

  • Người lớn tuổi có thể có ít động lực để đổi mới và sáng tạo hơn so với người trẻ tuổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Biến đổi khí hậu

  • Thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra như hạn hán, lũ lụt, bão, sạt lở đất... sẽ phá hủy cơ sở hạ tầng, nhà cửa, mùa màng, ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh.

  • Nền kinh tế sẽ phải chi trả nhiều chi phí cho việc khắc phục hậu quả thiên tai và phục hồi sau thảm họa.

  • Biến đổi khí hậu có thể gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng do ảnh hưởng đến sản xuất, vận chuyển và logistics.

Những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt

Trong bối cảnh ngày nay, kinh tế không chỉ là một lĩnh vực quan trọng mà còn là trụ cột của sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, toàn cầu hóa, phức tạp chính trị... đều đặt ra những thách thức mới cho kinh tế. Nhìn vào tương lai, việc đầu tư vào giáo dục, nâng cao năng lực và sự sáng tạo của con người sẽ là chìa khóa quan trọng để xây dựng và duy trì một nền kinh tế mạnh mẽ, phát triển bền vững.

Chương trình đào tạo

GLP - LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU
GLP - Global Leadership Program

Phát triển "NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỘT PHÁ"
với Chương trình "LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU"

Dành cho Lãnh đạo Cấp cao của các doanh nghiệp.

GLP là chương trình đào tạo danh giá nhất của PACE,
được triển khai bởi PACE & 5 đối tác danh tiếng toàn cầu:
FranklinCovey; Blanchard; AMA; SHRM & BSV.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO - Chief Executive Officer

Chương trình CEO của PACE là chương trình đào tạo CEO đầu tiên tại Việt Nam,
có bề dày triển khai hơn 2 thập kỷ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Kể từ ngày ra đời, CEO luôn là chương trình phát triển năng lực quản trị và lãnh đạo
được doanh nhân lựa chọn theo học nhiều nhất.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372