Mô hình hoạt động của các công ty dẫn đầu về sản xuất

Mỗi cách thức hoạt động của các công ty hàng đầu có ảnh hưởng đến thành tích và bề dày kinh nghiệm đi chăng nữa thì việc sản xuất sản phẩm vẫn triển khai mô hình hoạt động dựa trên những nguyên tắc tương đồng.

Thúc đẩy sự sáng tạo

Mỗi tổ chức sản xuất cần phải thúc đẩy tổ chức của mình đến với những ước mơ đạt được những thành tựu khó tin nhất. Những tổ chức sản xuất hàng đầu hiện nay nhìn nhận những sản phẩm tốt như là nguồn sống để tổ chức tiếp tục tồn tại. Vì vậy, việc tạo ra luồng sản phẩm rõ ràng là tốt hơn và khả thi hơn việc truyền cảm hứng vào các công ty sản xuất hàng đầu và giữ họ lúc nào cũng tỉnh táo để có thể sống sót trên thương trường.

Những công ty hàng đầu luôn tập trung vào những tài năng kiệt xuất, những người đã phát triển và tiếp thị hàng loạt các phát minh đột phá của mình. Mỗi bước đi của họ đều tìm ra một hướng đi mới và hình thành nên cơ cầu làm việc của các nhân viên dựa theo việc sản xuất sản phẩm chứ không dựa theo bất kỳ một nhiệm vụ cụ thể nào. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các sinh viên mới ra trường đều lựa chọn những nhà sản xuất hàng đầu như Microsoft, Fidelity và Glaxo… để phát triển sự nghiệp sáng tạo của mình.

Sáng tạo thôi chưa đủ - “Phải thiết thực”

Hãng sony, những người phát triển sản phẩm theo một công thức đơn giản là “Biến ý tưởng thành mục tiêu thiết thực”. Và khi tổng giám đốc của Sony tung ra dự án Walkman, hãng không hô hào, bắt nhân viên phát triển sản phẩm nghĩ ra ý tưởng về một sản phẩm di động, có thể mang theo, mà thay vào đó, hãng yêu cầu họ hình thành một sản phẩm có kích thước và khối lượng giống như “một cuốn sách bìa thường”. Đó chính là lý do vì sao Sony đạt được thắng lợi toàn diện về mặt lợi nhuận, doanh thu cũng như về phương pháp tiến hành.

Cũng với cách tương tự như thế, những công ty dược phẩm hàng đầu như Pfizer và Glaxo hướng mục tiêu của họ vào sản xuất những thuốc trị bệnh mà những bệnh này trước kia chưa có thuốc.

Sản phẩm ra đời và khi nào được chấp nhận?

Những nhà sản xuất kỹ thuật cao hàng đầu thường hướng khâu nghiên cứu và phát triển (R&D) vào việc phát triển các thiết bị nhỏ hơn, nhanh hơn, nhẹ hơn kiểu dáng đẹp hơn và rẻ hơn. Tuy nhiên, họ cũng phải nghiên cứu và hiểu rõ thị trường và làm cho khách hàng tiềm năng chấp nhận.

Công ty Remington đã từng phát triển máy đánh chữ vào năm 1874, nhà văn Mark twain đã mua một cái tức thì , thậm chí còn đầu tư nhưng mãi tới 12 năm sau, cái thứ máy xa lạ này mới được thị trường ưu chuộng.

Hay Percy Spencer, người đứng trước một cái Ra – đa điện tử và nhận thấy thanh kẹo trong túi mình đang bị chảy ra, đã bất ngờ nảy ra ý tưởng về một cái lò vi sóng vào năm 1946. Nhưng mãi đến năm 1967 mọi người mới bắt đầu mua lò vi sóng và đến tận năm 1980, lò vi sóng mới trở thành vật dụng không thể thiếu trong bếp của người Mỹ.

Nhu cầu mua tỷ lệ thuận với sản phẩm mang tính đột phá

Các giáo sư ám chỉ tỷ lệ các sáng kiến phổ biến và nó có dạng đường con hình chữ S. Ban đầu tăng chậm, sau đó nhanh dần và cuối cùng cân bằng. Thử thách cho những nhà sản xuất hàng đầu là đẩy tỷ lệ này lên, nhờ vậy cầu sẽ tăng nhanh hơn và dễ dàng hơn. Đây là một cách tự nhiên và phổ biến để kích cầu. Những buổi giới thiệu sản phẩm hoành tráng, những chương trình mua lại các sáng kiến mới và những buổi giáo dục nâng cao trình độ marketing là tất cả những việc mà các nhà sản xuất hàng đầu thường làm.

Tuy nhiên, để vận hành một quá trình phát triển ra những sản phẩm ưu việt như hiện nay, các công ty đã phải đương đầu với nhiều thách thức hơn. Các công ty hiện nay đang có gắng kêu gọi đầu tư nhiều hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể chẳng cần phải kêu gọi đầu tư, nhưng những nhà sản xuất hàng đầu là những công ty lớn, họ đưa ra những cam kết chắc chắn và đầu tư những khoảng kếch xù để có thể đưa sản phẩm mới thâm nhập thị trường.

Chính vì vậy, những nhà sản xuất hàng đầu, họ phải điều khiển được một danh mục gồm hoạt động phát triển sản phẩm, phương pháp, cách thức tiến hành và cả cách quản lý nhân viên của mình.

(Trích nguồn sách: "Phương thức dẫn đầu thị trường")

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT - CPO

(CHIEF PRODUCTION OFFICER)

Với mong muốn giúp doanh giới Việt Nam dễ dàng đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới vào doanh nghiệp (bất kể đó là doanh nghiệp lớn hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ), Trường Doanh nhân PACE đã nghiên cứu, thiết kế và triển khai Chương trình đào tạo Giám đốc Sản xuất Chuyên nghiệp (CPO). Sứ mạng của chương trình là nhằm “góp phần xây dựng và phát triển một lực lượng quản trị sản xuất / quản trị nhà máy chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372