Mục tiêu SMART là gì? Nguyên tắc & cách đặt mục tiêu smart

Mục tiêu là một phần của mọi khía cạnh trong cuộc sống và công việc. Mục tiêu cho chúng ta cảm giác về phương hướng, động lực, trọng tâm để hướng tới. Áp dụng mục tiêu SMART có tính cụ thể, có thể đo lường, có khả năng thực hiện, thực tế và có thời hạn nhất định giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn đáng kể.

Mục tiêu SMART là gì?

Mục tiêu SMART (SMART Goals) là nguyên tắc để xây dựng mục tiêu, dựa trên 5 thành phần: Specific (Tính cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả năng thực hiện), Realistic (Tính thực tế), Time-bound (Khung thời gian).

Mục tiêu SMART chứa năm khía cạnh giúp chúng ta tập trung và đánh giá lại mục tiêu khi cần. Nguyên tắc này có thể hữu ích cho bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào đang cố gắng thực hành quản lý các dự án.

Mục tiêu SMART được hiểu đơn giản là nguyên tắc để xây dựng mục tiêu

Công thức SMART bao gồm 5 yếu tố:

  1. S = Specific - Tính cụ thể
  2. M = Measurable - Đo lường
  3. A = Achievable - Khả năng thực hiện
  4. R = Realistic - Tính thực tế
  5. T = Time bound - Khung thời gian

S = Specific - Tính cụ thể

Mục tiêu càng cụ thể càng cho chúng ta biết được chính xác những gì cần theo đuổi để đạt được mục tiêu đó. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi mục tiêu càng rõ ràng, tính khả thi của mục tiêu đó càng cao.

Ví dụ: Một người đặt mục tiêu đọc 100 cuốn sách mỗi năm, tuy nhiên mục tiêu như vậy còn chung chung. Một mục tiêu cụ thể hơn là một tuần, một tháng đọc bao nhiêu cuốn mới đạt được 100 cuốn sách trong vòng 1 năm? Một ngày đọc bao nhiêu giờ? Đọc loại sách gì? Đọc sách ở đâu? Đọc như thế nào? Khi càng hình dung rõ các ý định thì càng dễ định hình được những việc cần làm để đạt được mục tiêu đó.

M = Measurable - Đo lường

Measurable có nghĩa là có thể đo lường được, nguyên tắc này liên quan tới những con số. Một mục tiêu có thể cân đo đong đếm chắc chắn là một mục tiêu đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để lên kế hoạch hoàn thành. Những con số mà chúng ta đặt ra cho mục tiêu giống như một bàn đạp tinh thần vững chắc, chúng thúc đẩy và truyền động lực để thực hiện.

Một người đặt mục tiêu là đọc thật nhiều sách, nhưng nhiều ở đây là bao nhiêu cuốn sách, như thế nào là nhiều, đọc được nhiều sách hay lĩnh hội được nhiều chân lý hay. Do đó, cần đưa một con số cụ thể vào là bao nhiêu để có động lực đạt tới, đừng đưa ra một cụm từ chung chung, không rõ ràng.

A = Achievable - Khả năng thực hiện

Achievable là tính khả thi, tức là mục tiêu đó phải có khả năng thực hiện, không xa rời, phi thực tế. Hãy hiểu về khả năng của bản thân trước khi đưa ra một mục tiêu nào đó, nếu không sẽ rất dễ khiến chúng ta bỏ cuộc. 

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ nên đặt những mục tiêu đơn giản và tránh những thử thách. Điều này có thể dẫn đến cảm giác không có gì thách thức để muốn chinh phục. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm được sự cân bằng giữa việc đặt những mục tiêu khả thi mà vẫn đòi hỏi những thử thách và khuyến khích chúng ta khám phá tiềm năng tối đa của mình.

Ví dụ: Một người đặt mục tiêu đọc hết 2 cuốn sách Marketing mỗi ngày, đây là một mục tiêu hoàn toàn không khả thi. Nếu đặt ra mục tiêu xa vời như vậy, người đó chỉ suốt ngày cầm sách đọc cho xong 2 cuốn, nhồi nhét kiến thức không hiệu quả và đồng thời sẽ khó có thời gian để làm việc gì khác. Việc này chắc chắn không thể kéo dài và khiến người đó dễ dàng bỏ cuộc.

R = Realistic - Tính thực tế

Mục tiêu sẽ khó có thể thực hiện được nếu thiếu đi tính thực tế. Một người không đủ sức khỏe, thời gian, không gian sinh hoạt, phương tiện hỗ trợ,... thì không thể làm việc gì đó được. Do đó, cần đảm bảo có đủ điều kiện thực tế để thực hiện mục tiêu. 

Cũng là ví dụ một người đặt mục tiêu đọc 2 cuốn sách Marketing mỗi ngày. Tuy nhiên nếu người đó đi làm văn phòng 1 ngày 8 tiếng, thêm thời gian dùng để sinh hoạt, ăn uống thì chắc chắn việc đọc được 2 cuốn sách mỗi ngày là hoàn toàn không thể thực hiện được.

T = Time bound - Khung thời gian

Đặt mục tiêu trong một khung thời gian cụ thể giúp chúng ta có động lực hơn để đạt được mục tiêu. Trong quá trình thực hiện, ta có thể biết được mình đang ở đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh tiến độ nếu đang đi chậm hơn so với kế hoạch đề ra.

Mục tiêu SMART dựa trên 5 thành phần: Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-bound

Ý nghĩa của mục tiêu SMART

SMART là tên viết tắt của 5 thành phần là Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-bound. Mỗi nguyên tắc đặt mục tiêu trên đều có ý nghĩa riêng của nó:

  • Specific trả lời cho các câu hỏi: Bản thân đang hướng tới mục tiêu gì? Muốn đạt được điều gì sau khi hoàn thành mục tiêu? Thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
  • Measurable trả lời cho câu hỏi: Mục tiêu đang nằm ở mức nào? Cần đạt được mức bao nhiêu?
  • Achievable trả lời cho: Liệu bản thân có đạt được mục tiêu? Mục tiêu có khiến bản thân nản chí không? Có bỏ cuộc giữa chừng khi đang thực hiện không?
  • Realistic: Bản thân có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu không? Những gì của bản thân đang không phù hợp với tình hình thực tế?
  • Time - bound có ý nghĩa: Mục tiêu thực hiện trong bao lâu? Mốc thời gian kết thúc? Thời gian như vậy đã phù hợp chưa?

Ý nghĩa của mục tiêu SMART

Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART

Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART bám vào 5 thành phần Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-bound:

  • Định hình ý định: Dựa vào những tiêu chí đã phân tích ở trên, hãy tiến hành định hình mục tiêu cho mình. Phải bám sát vào 5 thành phần S, M, A, R, T để có một mục tiêu thực tế, khả thi.
  • Viết mục tiêu ra giấy: Viết những gì mình muốn thực hiện ra giấy rồi dán ở bất cứ nơi nào dễ nhìn và thường xuyên bắt gặp nhất. Cách làm này nhắc nhớ, tạo động lực cho chúng ta thực hiện mục tiêu.
  • Xây dựng kế hoạch chi tiết cho mục tiêu: Chia nhỏ mục tiêu ra bằng cách tính toán xem mỗi ngày/ tuần/ tháng cần phải làm những việc cụ thể gì, việc này nhằm rút ngắn thời gian và khoảng cách để đạt được mục tiêu.

Lưu ý là cần kiểm tra liên tục những ý định để biết được mình đang ở đâu trong hành trình thực hiện mục tiêu, đã đạt được bao nhiêu % kế hoạch, bao lâu nữa thì đạt được mục tiêu đề ra. 

Phân chia đầu mục các việc cần làm theo thứ tự ưu tiên, việc gì quan trọng cần thực hiện trước, việc gì đang bị chậm tiến độ thì cần làm ngay,... để kế hoạch diễn ra theo đúng tiến độ và hoàn thành mục tiêu trong khung thời gian đã đặt ra.

Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART bám vào 5 thành phần Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-bound

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART

Ví dụ áp dụng nguyên tắc đặt mục tiêu SMART trong Marketing, tăng thứ hạng từ khóa website trên trang tìm kiếm Google của bộ phận Digital Marketing trong 1 công ty:

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tăng thứ hạng bài viết trên công cụ tìm kiếm với từ khóa “Mục tiêu SMART”. Trước tiên, cần phân tích, lập kế hoạch và viết bài chuẩn SEO, đăng bài viết và tối ưu về nội dung, hình ảnh, đường link,...
  • M – Measurable (Tính đo lường): Từ khóa đó nằm vị trí top 3 của trang 1 trên trang tìm kiếm trong vòng 3 - 4 tuần.
  • A – Achievable (Tính khả thi): Với khả năng tối ưu website của bộ phận SEO hiện tại, nắm bắt được ý định tìm kiếm của người dùng, hiểu biết hướng bài viết mà Google đang nhận,... thì có thể thực hiện được mục tiêu.
  • R – Realistic (Tính thực tế): Bộ phận Digital có đủ nguồn lực như nhân sự, kiến thức, thời gian,... để có thể hoàn thành mục tiêu xuất sắc.
  • T – Time-Bound (Khung thời gian): Kế hoạch sẽ phải đạt mục tiêu trong vòng 3 - 4 tuần.          

Ví dụ áp dụng mục tiêu SMART trong việc bán hàng:

  • S – Specific (Tính cụ thể): Mặt hàng mà công ty A muốn bán là các ly giữ nhiệt còn tồn kho nhiều. Kế hoạch của họ là livestream trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Fanpage,... áp dụng hình thức miễn phí phí vận chuyển, tặng kèm quà.
  • M – Measurable (Tính đo lường): Trong kho còn khoảng 2000 chiếc ly giữ nhiệt bao gồm 350ml và 500ml, công ty quyết định đẩy đi hết trong vòng 2 tuần.
  • A – Achievable (Tính khả thi): Thị trường hiện nay chuyển qua dùng ly giữ nhiệt rất nhiều vì tính khả dụng của chúng, đặc biệt là mùa hè đang tới và họ có nhu cầu mua mang đi làm, 
  • R – Realistic (Tính thực tế): Công ty đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, phương tiện, kênh phân phối để bán hàng trực tuyến và có đủ sức khỏe để thực hiện,... Theo nghiên cứu thị trường, chưa ai tặng kèm quà và miễn phí vận chuyển như công ty A, nên mục tiêu hoàn toàn có thể thực hiện được.
  • T – Time-Bound (Khung thời gian): Công ty A muốn bán hết 2000 chiếc ly trong vòng 2 tuần. Đây là một khung thời gian hoàn toàn hợp lý với nguồn lực và sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ công ty.

Ý nghĩa của việc áp dụng mô hình SMART trong Marketing

  1. Cụ thể hóa mục tiêu
  2. Tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu
  3. Cải thiện khả năng đo lường của mục tiêu
  4. Gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Cụ thể hóa mục tiêu

Nhiều doanh nghiệp còn đặt các mục tiêu vĩ mô, mơ hồ và không có tính khả thi trong thực tế. Do đó, khi áp dụng đặt mục tiêu theo mô hình SMART trong Marketing sẽ giúp cụ thể hóa mục tiêu bằng những con số. Mục tiêu sẽ hiện ra trên một bức tranh tổng thể, rõ ràng, dễ bám sát để đạt được.

Tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu

Nguyên tắc SMART giúp các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhìn nhận để loại bỏ những mục tiêu không phù hợp. Mục tiêu theo mô hình SMART là cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn. Do đó nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạch định chiến lược một cách tốt hơn.

Cải thiện khả năng đo lường của mục tiêu

SMART giúp các nhà quản trị dễ dàng đo lường được mục tiêu và mức độ hoàn thành công việc mà các nhân viên cần đạt được, đồng thời đưa ra các biện pháp cần thiết để cải thiện, khắc phục.

Gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Nếu ví mục tiêu là nền tảng thì mục tiêu SMART chính là bàn đạp để giúp doanh nghiệp tìm ra con đường nhanh nhất. Mô hình mục tiêu SMART giúp nhân viên có định hướng rõ ràng hơn để hướng tới mục tiêu. Đồng thời nhà quản trị có thể đo lường, đánh giá năng lực nhân viên một cách chính xác.

Thực tế, không phải cứ tăng ca nhiều giờ mới thể hiện được người đó mang lại hiệu suất công việc tốt. Thay vào đó, khi đưa ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể, nhân viên sẽ tập trung hơn vào công việc, đưa ra những ý tưởng sáng tạo để mang lại hiệu quả cao, thay vì phải làm nhiều giờ trong sự mệt mỏi.

Ý nghĩa của việc áp dụng mục tiêu SMART trong Marketing

So sánh 2 mô hình SMART và OKR

Mô hình SMART (SMART Model) và OKR có những điểm tương đồng và khiến nhiều người khó phân biệt. Tuy nhiên, có một số điểm giống và khác nhau giữa hai phương pháp này.

Giống nhau giữa mô hình SMART và OKR

OKR và SMART đều mang đặc điểm của mô hình quản trị mục tiêu (MBO) của Peter Drucker. Cả hai mô hình này đều có niềm tin rằng, mục tiêu chính là chìa khóa đạt được thành công của tổ chức.

Mô hình SMART và OKR là hai phương pháp thiết lập mục tiêu phổ biến trong quản lý dự án và phát triển cá nhân. Mô hình SMART là viết tắt của Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả thi), Relevant (Liên quan) và Time-bound (Có thời hạn) giúp đảm bảo mục tiêu được đặt ra một cách rõ ràng, khả thi và có thể đo lường được. Còn OKR, viết tắt của Objectives and Key Results (Mục tiêu và Kết quả Chủ chốt), là một phương pháp thiết lập mục tiêu giúp tổ chức định hình các mục tiêu chiến lược và theo dõi tiến độ thông qua việc xác định các kết quả chủ chốt cụ thể làm thước đo thành công của mỗi mục tiêu. Cả hai phương pháp đều nhấn mạnh việc thiết lập mục tiêu một cách minh bạch, đo lường được và hướng tới kết quả, nhưng chúng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quá trình quản lý mục tiêu.

Mô hình OKR cũng hội tụ đủ 5 thành phần trong việc đặt mục tiêu như SMART, bao gồm:

  • Tính cụ thể: Mục tiêu cần rõ ràng, được xác định trong một phạm vi nhất định. Các kết quả then chốt nói lên ý nghĩa của việc đạt được mục tiêu.
  • Tính đo lường: Kết quả bao gồm chỉ số để đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu đề ra.
  • Tính khả thi: Khi tuân theo mô hình OKR vẫn dựa vào nguồn lực và thời hạn để thực hiện. Tuy nhiên, khi đưa ra kết quả dự đoán, cần đặt ra sự thử thách, hoàn thành khoảng 70 - 80% đã được xem là thành công.
  • Thực tế: Mô hình OKR thường được sắp xếp theo mức độ cao dần để đảm bảo tiến độ hoạt động của cả doanh nghiệp.
  • Thời hạn: OKR cũng cần có thời hạn thực hiện mục tiêu.

Khác nhau giữa SMART và OKR

Đặc điểm so sánh

SMART

OKR

Mục đích

Mục đích của mô hình SMART là đặt ra các mục tiêu cụ thể và đo lường được.

OKR tập trung vào việc thiết lập mục tiêu và đặt ra các chỉ số chính (key results) để đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện.

Phạm vi

Mô hình SMART thường được sử dụng cho các cá nhân hoặc phòng ban trong doanh nghiệp.

OKR thường áp dụng trong việc đặt ra các mục tiêu chiến lược cho toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức.

Độ linh hoạt

Không đưa ra một số lượng mục tiêu cụ thể và chỉ ra rằng các mục tiêu nên được đo lường theo các tiêu chí cụ thể

Đưa ra một số lượng mục tiêu cụ thể, chỉ số phù hợp với các hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp.

Thời gian

Đặt ra thời hạn cụ thể cho mỗi mục tiêu

Đưa ra các chỉ số chính để đánh giá hiệu quả thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Nói một cách dễ hiểu, mô hình SMART tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu cụ thể và đo lường được, còn mô hình OKR tập trung vào việc thiết lập mục tiêu chiến lược và đánh giá hiệu quả thực hiện dựa trên những con số cụ thể. Tham khảo phân biệt giữa: KPI và OKR

Mô hình OKR và SMART có những điểm tương đồng và khiến nhiều người khó phân biệt

SMART được xem là một phương pháp đặt mục tiêu rõ ràng, tập trung, tạo động lực mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp nên áp dụng. Mục tiêu SMART cũng dễ dàng sử dụng cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu mà không cần các công cụ hoặc sự đào tạo chuyên môn nào.

Tuy nhiên, có nhiều cách giải thích khác nhau về SMART có thể nó mất hiệu quả hoặc bị hiểu sai. Một số người cho rằng SMART không linh hoạt trong các mục tiêu dài hạn, mô hình này có thể kìm hãm sự sáng tạo nếu áp dụng cứng nhắc.

Chương trình đào tạo

KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH & LÀM BÁO CÁO
Action Plan & Performance Report

Giúp nhà quản lý lập kế hoạch hiện thực hóa mục tiêu của tổ chức, của bộ phận. Kiểm soát thực thi và báo cáo.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

TRIỂN KHAI OKR & KPI
OKR & KPI Implementation

Khóa học OKR và KPI được PACE thiết kế và đào tạo
giúp bạn xây dựng hệ thống đo lường, quản lý hiệu quả công việc của nhân viên, bộ phận và tổ chức.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372