NHỮNG NGUYÊN TẮC CỐT LÕI DÀNH CHO GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Công việc của giám đốc kinh doanh (CCO) không chỉ là quản lý, điều phối mọi công việc cũng như toàn bộ guồng máy liên quan đến khách hàng cùng hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc hay Giám đốc Điều hành (CEO). Mà họ còn phải nỗ lực xây dựng những chiến lược bán hàng tiềm năng và phải thuyết phục ban lãnh đạo để có thể thực hiện chiến lược ấy.

Do đó có thể nói vai trò CCO rất quan trọng và thách thức vì họ cũng là yếu tố góp phần ảnh hưởng tới công ty và khách hàng. Đây cũng chính là những đặc điểm quan trọng góp phần làm nên giám đốc kinh doanh thành công.

Tadashi Yanai, nhà sáng lập Uniqlo, là một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới khi biến cửa hàng khiêm tốn của cha mình trở thành thương hiệu đứng thứ 3 toàn cầu trong lĩnh vực thời trang.

Ngay từ những ngày đầu trên thương trường, vị tỷ phú này đã sớm học hỏi, tiếp thu và định hình “công thức kinh doanh” thành công cho mình, vốn vẫn thường được ông gọi là “23 Nguyên tắc quản trị” của Tadashi Yanai. Những nguyên tắc cốt lõi sau sẽ giúp cho người lãnh đạo kinh doanh định hình rõ vai trò và chức năng của mình nhiều hơn:

1. Khách hàng là trung tâm

Tadashi Yanai đã nói: “Hãy đáp ứng nhu cầu khách hàng và tạo khách hàng mới. Kinh doanh chỉ sống sót khi doanh nghiệp có khách hàng. Thế nên, khách hàng phải là hạt nhân trong mô hình kinh doanh. Đây là nguyên tắc căn bản của Uniqlo”.

Mục tiêu này đã ăn sâu vào cung cách quản lý của ông ngay từ những ngày chỉ điều hành một cửa hàng duy nhất. Ông nói thêm: “Nhà lãnh đạo kinh doanh phải biết đánh vào nhu cầu của khách hàng. Với tôi, Steve Jobs là tấm gương mẫu mực cho việc này. Trừ phi bạn mang lại sản phẩm vượt trên cả sự mong đợi của họ, khách hàng sẽ chẳng bao giờ thỏa mãn”.

 

 

2. Tập trung vào những điều nhỏ nhặt nhất

Là một doanh nhân làm việc trong lĩnh vực thời trang, Yanai vô cùng kỹ tính. Vị lãnh đạo này luôn tập trung hoàn thiện ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất. Ông nói: “Sai một li, đi một dặm; lỗ hổng 1mm có thể tạo nên sự khác biệt lớn theo thời gian. Bí quyết thành công nằm ở việc thực hiện và duy trì đều đặn những điều cơ bản nhất ngày này qua ngày khác. Hơn nữa nhưng giám đốc kinh doanh hay những người luôn làm việc với khách hàng thì phải để ý hơn nữa. Bởi mọi động thái, cử chỉ của mình đều được khách hàng lưu ý và phân tích”.

3. Biết tự phê bình

Đối với Yanai, việc tự phê bình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ông cho hay: “Một doanh nhân hay lãnh đạo cần phải biết tự nhận xét suy nghĩ, hành động lẫn chiến lược của bản thân để luôn có thể tự cải thiện cũng như làm mới mình”.

Dựa trên quan điểm này, Yanai thường tự đặt mình trên lập trường của một khách hàng khó tính. Ông lý giải: “Nhà phê bình khắt khe nhất chính là các khách hàng. Vì vậy, hãy đứng trên lập trường của họ và thử nhìn vào cửa hàng của mình rồi tự đánh giá xem nó có hấp dẫn hay không. Sau đó, hãy tiếp tục đi vào cửa hàng và nhìn xem sản phẩm có được trình bày bắt mắt không. Nhân viên bán hàng có đủ niềm nở, ân cần hay không”.

 

 

4. Có tầm nhìn hướng xa

Từ những ngày mới kinh doanh, Yanai đã nhắm đến việc biến công ty của mình trở thành một doanh nghiệp toàn cầu. Hơn 10 năm trước, Uniqlo chỉ có xấp xỉ 100 cửa hàng tại Nhật Bản. Đến cuối tháng 8/2017, số cửa hàng trên toàn thế giới của Uniqlo đã đạt 1.920. Đáng chú ý hơn cả là việc Tadashi Yanai tuyên bố sẽ đưa Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo, trở thành tập đoàn thời trang lớn nhất toàn cầu vào năm 2020 với doanh thu mỗi năm vào khoảng 41,7 tỷ USD.

Không chỉ vậy, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, việc thiết lập và xây dựng các mối quan hệ trong kinh doanh là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả, một yếu tố quan trọng tối cần thiết để doanh nghiệp tồn tại. Một doanh nghiệp thành công, một CCO hiệu quả phải luôn có tầm nhìn chiến lược trong việc xây dựng hệ thống phân phối và phát triển các mối quan hệ rộng khắp và khả năng giao tiếp tốt khi tìm kiếm, duy trì, phát triển các mối quan hệ đó.

5. Quản trị sự thay đổi

Trong môi trường thị trường luôn thay đổi, CCO sẽ phải thấy trước bất kỳ thay đổi nào trong cảnh quan và thực hiện quản lý chiến lược để giúp công ty thích ứng những thay đổi đó.

Theo Businessoffashion

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Chief Customer Officer (CCO)

Góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam

 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372