SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHỮNG CEO TẦM VÓC VÀ NHỮNG CEO TẦM TRUNG

Khi nói đến những người ở vị trí Giám đốc điều hành/CEO, chúng ta thường có một khuôn mẫu rằng, các CEO tầm vóc đều là người có xu hướng hướng ngoại.

Nhưng các ngộ nhận này liệu có đúng? Những điểm nào thực sự phân biệt được các CEO tầm vóc với các Giám đốc điều hành khác? Và, quan trọng nhất, sự khác nhau giữa những CEO tầm vóc và những CEO tầm trung là gì?

Có rất nhiều giả thuyết được lan truyền về các thuộc tính giúp một CEO thành công. Vậy khi công ty cần thuê một CEO mới thì nên nhìn vào đặc điểm nào?

Trong thời đại kĩ thuật số, câu hỏi này càng trở nên quan trọng. Russell Reynolds Associates đã phối hợp cùng Hogan Assessment Systems thực hiện một nỗ lực nghiên cứu nhằm tìm ra sự thật. Chúng tôi đi tìm lời giải cho câu hỏi: Các chỉ số chính nào liên quan đến năng lực lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng của công ty?

Các kết quả cho thấy rằng các yếu tố gồm: cường độ làm việc, biết sắp xếp những ưu tiên và tập trung vào bản chất vấn đề, có khả năng “biết những gì không biết” (và tận dụng tốt nhất những gì người khác biết) có liên quan chặt chẽ đến sự thành công của các CEO.

Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng có hai đặc tính chính tạo ra sự sự khác biệt giữa các Giám đốc điều hành là khả năng đối mặt với rủi ro và chuyển chúng thành cơ hội. Nói cách khác, các CEO giỏi thường ít sợ hãi khi phải đối mặt với rủi ro hơn so với các quản lý tầm trung. Nhìn chung, chúng tôi không thấy sự thành công của họ có mối liên quan mật thiết gì đến tính cách hướng ngoại hay quảng giao như nhiều người nghĩ.

Theo thống kê, dưới đây là 6 đặc điểm cơ bản tạo ra sự khác biệt giữa các CEO:

  1. Khả năng định hướng và tự phục hồi.
  2. Tư duy độc lập.
  3. Khả năng hình dung bối cảnh trong tương lai.
  4. Xây dựng đội ngũ.
  5. Chủ động giao tiếp.
  6. Khả năng thúc đẩy người khác hành động.

Khi so sánh kết quả của những CEO thành công với những người kém thành công hơn, chúng tôi nhận thấy rằng những CEO tốt nhất thường nổi bật ở 3 điểm:

Họ ý thức được mục đích sống và sứ mệnh rõ ràng, họ chứng minh được niềm đam mê và khát khao chinh phục.

Những đặc điểm này thường biểu hiện qua tham vọng mạnh mẽ theo đuổi mục tiêu, đôi lúc thiếu kiên nhẫn và luôn hừng hực khí thế lao vào thực hiện các kế hoạch.

Các nhà nghiên cứu tại McKinsey vừa công bố các quan sát liên quan đến những vị CEO mới nhậm chức. Nhìn chung, họ khẳng định rằng trường hợp tệ nhất của một CEO mới là không làm gì để giải quyết các vấn đề của công ty. Những CEO hiệu suất cao sẽ mạnh dạn tiến hành những quyết sách thay đổi công ty. Tất nhiên, chúng tôi không ủng hộ các quyết định và hành động quá tự phát hoặc bốc đồng, điều chúng tôi muốn nói là giá trị của những phân tích và hành động kịp thời khi thực hiện chiến lược.

Họ đánh giá được bản chất và đi thẳng vào cốt lõi vấn đề.

Họ có khả năng vượt lên trên những tiểu tiết và hình dung được bức tranh toàn cảnh của vấn đề. Họ ý thức được những ưu tiên nào là quan trọng để suy nghĩ và thực hiện. Chúng tôi gọi đây là khả  năng “tách những dấu hiệu quan trọng ra khỏi sự hỗn loạn”. Những CEO tầm vóc thường rất nhạy bén trong việc xác định được đâu là vấn đề quan trọng, đâu là thách thức, rủi ro và đâu là cơ hội dành cho tổ chức. Tuy tham khảo rất nhiều thông tin đầu vào và các cuộc thảo luận, nhưng cuối cùng quan điểm của họ thường rất rõ ràng và độc lập về sự ưu tiên.

Trong một cuộc trò chuyện với Ram Charan cách đây vài năm, trong bối cảnh ngành bán lẻ đang tăng trưởng mạnh mẽ, lực lượng lao động khá phức tạp gây khó khăn cho nhiều CEO. Trong thời đại cuộc chơi hầu như diễn ra trên mạng internet toàn cầu, CEO cần nghĩ về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, sự lưu thông hàng hóa, các quy định về tỷ giá hối đoái để xác định được những vấn đề đang gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh dù là nhỏ nhất.

Họ tập trung nhiều hơn vào tổ chức, kết quả và những người khác thay vì là bản thân.

Họ "biết những gì họ không biết" và có khả năng cởi mở, tìm kiếm thông tin bổ sung và tích cực học hỏi. Có một khái niệm liên quan đến sự khiêm tốn của một CEO là phản trực giác. Đồng thời, đã có rất nhiều bài viết nói về ảnh hưởng tích cực của đức tính khiêm tốn của các CEO. Dữ liệu nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng, các CEO cấp độ 5 được mô tả trong cuốn sách Good to Great của Jim Collins, là những người cân bằng cả hai mặt đối lập: khiêm tốn và bướng bỉnh, vừa nhút nhát vừa không biết sợ là gì. Những điều này có thể liên quan đến khát khao đạt được thành tựu của tổ chức.

Warren Buffett là một ví dụ tuyệt vời về việc sở hữu các đặc điểm này và phát huy chúng trong vai trò lãnh đạo: Mặc dù được đánh giá là một trong những công ty thành công nhất, Buffett ước tính rằng ông vẫn dành 80% thời gian học tập của mình để cố gắng hiểu doanh nghiệp, thị trường và tìm ra cơ hội kinh doanh.

Một cách ngắn gọn, các CEO tầm vóc phải có khả năng hành động quyết liệt ngay cả trong những tình huống khó khăn và không chắc chắn; có thể phát triển và trình bày một quan điểm vững vàng với sự tự tin mạnh mẽ.

Không có giám đốc điều hành thành công nào hành động một mình. Trong nhiều trường hợp, ban hội đồng sẽ cùng ngồi lại với nhau thảo luận để thống nhất mục tiêu chung.

Một số công ty có thể có yêu cầu rõ ràng rằng CEO là một người hướng ngoại- một người sẵn sàng khuếch tán danh tiếng của công ty thông qua các cuộc tụ họp xã hội đa dạng và liên tục.

Tuy nhiên nên nhớ bên cạnh đó, có một cách tiếp cận bình tĩnh hơn từ những nhà lãnh đạo điềm đạm. Sự xuất hiện của họ có thể không quá ồn ào và đôi lúc họ còn chủ động tránh những đám đông trên thị trường.

Nhìn chung, những người ở đầu danh sách luôn có khả năng tìm thấy cơ hội trong những rủi ro và đối mặt với chúng một cách hiệu quả. Đặc biệt, khi mọi thứ còn chưa rõ ràng, họ vẫn mạnh dạn đưa ra  những quyết định “đúng”. Đó là những sự khác biệt giữa những vị CEO tầm vóc với các ban quản lý thông thường.

Theo Havard Bussiness Review

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372