Tranh cử tổng thống Mỹ dưới góc nhìn của “Balanced Scorecard”

Năm 2015 có lẽ sẽ đi vào lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ như một trong những năm “lạ” nhất, theo cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Và trung tâm của cái sự “lạ” đó, không ai khác chính là cái tên: Donald Trump. Trump đã “nhảy bổ vào chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ theo đúng nghĩa đen của từ này” (như lời nhận xét của một nhà nghiên cứu chính trị), và chưa bao giờ thái độ của công chúng với một ứng viên lại phân cực đến thế: hoặc vô cùng mến mộ, hoặc vô cùng ghê tởm.

“Các ông nói, còn tôi làm!”

“Thằng hề chính trị” là từ mà nhiều người dùng để mô tả về chân dung tranh cử của Donald Trump. Quả thật, lịch sử nước Mỹ chưa từng xuất hiện một ứng viên tổng thống… mất tư cách đến thế: từ cách ăn nói bạt mạng, những nhận xét đầy màu sắc phân biệt chúng tộc và giới tính cho đến những ý tưởng cải cách khôi hài. Nhưng mặc kệ những lời chỉ trích, Trump vẫn liên tục dẫn điểm so với các ứng cử viên tỏ ra “đoan chính” khác. Chiêu bài của Trump thực ra rất đơn giản: đánh vào cảm xúc của công chúng vốn đã quá chán ngán với những nhà lãnh đạo chỉ giỏi nói mà không giỏi làm.

“Chúng ta bị dẫn dắt bởi những kẻ rất, rất ngốc” là một trong những phát ngôn “sốc” nhất của Trump. Trump còn mỉa mai rằng chẳng mấy người trong giới cầm quyền Mỹ có thể điều hành nổi một công ty của ông. Còn mức lương cao nhất mà giới CEO của các tập đoàn Mỹ đang nhận là đáng hổ thẹn vì họ chẳng được trò trống gì. Những ngôn từ thực dụng và luôn hướng đến kết quả đã thường xuyên được Trump sử dụng: “Tôi sẽ tạo ra những thương vụ tuyệt vời”, “tôi sẽ không bao giờ có những giao dịch tệ hại như thế”. Dù yêu hay ghét Trump, công chúng cũng không thể phủ nhận Trump đã nói ra điều mà họ mong muốn từ trong sâu thẳm: những lời hứa hẹn của các nhà lãnh đạo sẽ được hiện thực hóa, và những chiến lược quốc gia, chiến lược doanh nghiệp “đẹp như mơ” sẽ không chỉ là chuyện trên giấy!

Để chiến lược quốc gia và doanh nghiệp không còn là chuyện trên giấy

“Cơn sốt Trump” đã hạ nhiệt dần so với lúc đầu, khi mà bản thân những lời Trump nói cũng bộc lộ chính những mâu thuẫn với những gì Trump làm trong thực tế. Nhưng nó đã khiến cho giới lãnh đạo không chỉ ở Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác buộc phải nhìn thẳng vào một vấn đề: tại sao chuyện thực thi một chiến lược cho quốc gia hay cho doanh nghiệp của mình trong thực tế lại khó khăn đến thế? Do chiến lược dở ư? Không hẳn! Một chiến lược được mang ra tranh cử hẳn là đã phải được xây nên bởi bao nhiêu cái đầu uyên bác, chưa kể là phải sống sót được qua bao nhiêu vòng “ném đá” của công chúng. Do nhà lãnh đạo thiếu tâm hay thiếu khả năng ư? Có thể có một phần như vậy, nhưng khó mà tin những người được công chúng chọn lựa trong một cuộc bầu cử dân chủ như ở Mỹ là những người hoàn toàn không có chút năng lực nào!

Theo Balanced Scorecard (thường được dịch là “Thẻ Điểm Cân Bằng”, gọi tắt là BSC) - công cụ quản trị chiến lược hữu hiệu và phổ biến nhất thế giới hiện nay do hai Tiến sĩ thuộc đại học Harvard là Robert Kaplan và David Norton nghiên cứu và công bố, những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự thất bại của một chiến lược là:

 

Thứ nhất, chiến lược thường được vạch ra dưới dạng những bản tuyên ngôn rất “kêu” như “thành một nước công nghiệp hàng đầu”, hay “trở thành công ty dẫn đầu thị trường về…”. Dễ thấy những chiến lược kiểu này quá mơ hồ, không được cụ thể thành những mục tiêu rõ ràng để những người liên quan đến nó có thể dựa vào đó mà thực thi. Năm 1958, tổng thống Kennedy từng “xóa sổ” một bản tuyên ngôn gồm 8 điều đao to búa lớn kiểu như vậy của NASA bằng một mục tiêu vô cùng cụ thể, ngắn gọn và có thời hạn rõ ràng: “Quốc gia này nên tự hứa với mình là, trước khi thập kỷ này kết thúc, sẽ đạt được mục tiêu đưa một người lên mặt trăng và đưa anh ta trở về trái đất an toàn”. Và chuyện ngành hàng không vũ trụ Hoa Kỳ đã thực thi chiến lược đó như thế nào là chuyện ai cũng đã được chứng kiến.

Một nguyên nhân khác mà Balanced Scorecard cũng chỉ ra là khát khao hiện thực hóa chiến lược thường bị “tắc” lại ở cấp lãnh đạo mà không đi xuống được đội ngũ triển khai bên dưới, không làm cho chiến lược tổ chức trở thành một phần trong công việc hàng ngày của họ. Phỏng vấn một nhóm lãnh đạo bất kỳ, thế nào cũng “tóm” được một người than thở hệt như Donald Trump đã than, chỉ khác là hai chủ thể trong câu được đổi vị trí: “Chúng ta đang phải dẫn dắt những người rất, rất ngốc!”.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: các chủ thể trong quá trình triển khai chiến lược không có sự kết nối chung, thiếu sự phối hợp đồng bộ; hay sự biến động liên tục của môi trường xung quanh dễ khiến cho một chiến lược dài hạn trở nên cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt...

Rất nhiều cơ quan chính phủ lẫn tập đoàn kinh doanh nổi tiếng của Mỹ như Hạ viện Hoa Kỳ, Cơ quan Không lực Hoa Kỳ, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, tập đoàn vận chuyển hàng hóa UPS, hãng viễn thông Verizon… đã áp dụng  “Phương pháp 9 bước” nổi tiếng của Balanced Scorecard Institute (BSI) Hoa Kỳ để hoạch định và triển khai chiến lược thành công. Ở các quốc gia khác thì có ngân hàng Tokyo Mitsubishi, công ty điện tử Philips Bộ Quốc Phòng Anh, Sở Cảnh Sát Hoàng gia Canada.... Và hiện 80% tập đoàn trong Top 500 Fortune trên khắp thế giới đã áp dụng phương pháp Balanced Scorecard để triển khai chiến lược của mình và nhờ vậy họ đã làm được nhiều chuyện đáng nể chứ không chỉ là nói!

UP.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372