TRỞ THÀNH LÃNH ĐẠO GIỎI CÓ KHÓ HAY KHÔNG?

Để trở thành một lãnh đạo khôn ngoan không đơn thuần chỉ là người có IQ cao mà vẫn cần sở hữu nhiều tính cách, phẩm chất đặc biệt khác.

Theo Sherrie Campbell (diễn giả, tác giả, nhà tâm lý học) cho biết: “IQ là một chỉ số cố định theo thời gian, còn cốt lõi của sự khôn ngoan là khả năng tự nhận thức và sự nhạy bén. Ngoài kinh nghiệm và trí tuệ, người khôn ngoan còn là người luôn trong tư thế sẵn sàng ‘chiến đấu’ và biết cách xử lý vấn đề một cách khéo léo.”

Trở thành người khôn ngoan là sự hội tụ của nhiều đặc điểm tính cách/phẩm chất sau đây và mọi lãnh đạo đều có thể rèn luyện để tích lũy.

1. Tin vào trực giác

Người lãnh đạo giỏi không chỉ dựa vào các sự kiện bề nổi mà còn biết cách lắng nghe và làm theo trực giác. Trực giác giúp họ nhận ra được động cơ của người khác, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn đối tác, dự án và khách hàng tiềm năng.

2. Có khả năng tự ý thức

Người lãnh đạo giỏi luôn hiểu rõ vị thế cũng như khuynh hướng hành vi của mình trong mọi tình huống. Họ ý thức được điểm mạnh, điểm yếu, các hệ giá trị và niềm tin của mình. Bởi họ biết được rằng, một người càng ý thức tốt về bản thân bao nhiêu thì càng dễ dàng hiểu được người khác bấy nhiêu.

3. Học hỏi và rút kinh nghiệm từ quá khứ

Người lãnh đạo giỏi không bị lệ thuộc vào quá khứ nhưng họ luôn nhìn lại những việc đã qua để phát huy những suy nghĩ đúng đắn hoặc rút kinh nghiệm từ những quyết định sai lầm.

4. Sáng tạo

Người lãnh đạo giỏi không bao giờ hài lòng với một mức độ phát triển nhất định của sản phẩm/dịch vụ cũng như của chính bản thân họ và cả công việc kinh doanh. Họ luôn đón nhận những ý tưởng mới và khao khát được thay đổi, được nâng cao hiệu quả công việc.

Vì thế họ luôn cho rằng, việc thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là yếu tố bắt buộc để thành công.

 

5. Tư duy mở

Người lãnh đạo giỏi xem tâm trí mình như một chiếc dù, nghĩa là nó sẽ hoạt động tốt nhất trong trạng thái được mở ra. Khi cần giải quyết vấn đề, họ sẵn sàng lắng nghe nhiều quan điểm khác nhau, từ đó thiết lập chiến lược hành động theo một cách mới mẻ và hiệu quả.

6. Nhanh nhạy

Nhanh chóng nhận ra các cơ hội cần phải nắm bắt ngay tức khắc chính là ưu điểm của một người lãnh đạo giỏi. Sự chần chừ và bỏ qua thời cơ không phải là thói quen của họ.

7. Xoay sở tốt trong mọi tình huống

Nhờ có mạng lưới quan hệ rộng rãi, mỗi khi phát sinh nhu cầu về bất kỳ một loại tài nguyên nào (thông tin, nhân sự, chương trình đào tạo…), người lãnh đạo giỏi luôn biết chính xác “địa chỉ” để tìm đến. Do đó, họ luôn tìm được phương án tối ưu để đạt được mục tiêu.

8. Độc lập

Tin tưởng mù quáng vào nhận định của các chuyên gia không phải là thói quen của các người lãnh đạo giỏi. Họ luôn đặt ra những câu hỏi sâu hơn để tìm ra “chân lý” của riêng mình và dựa vào đó để vạch ra các chiến lược mới.

9. Ham học hỏi

Người lãnh đạo giỏi luôn tận dụng tối đa khả năng làm việc của trí óc bằng cách không ngừng học hỏi. Họ thường xuyên góp nhặt thông tin từ nhiều nguồn như sách, báo, tạp chí… để làm giàu cho vốn kiến thức và kỹ năng của mình. Đối với họ, việc học hỏi không bao giờ là một điều gì quá khó khăn hoặc nhàm chán mà ngược lại luôn luôn bổ ích và thú vị.

10. Nhìn nhận vấn đề một cách nhẹ nhàng

Không bao giờ nghiêm trọng hóa vấn đề chính là đặc điểm của một lãnh đạo giỏi. Thậm chí, họ còn có khả năng tìm ra khía cạnh hài hước của vấn đề để cảm thấy thật vui vẻ và thoải mái trong quá trình tìm ra giải pháp. Nhờ đó mà họ dễ dàng thành công và luôn hài lòng với cuộc sống.

 

11. Thích mạo hiểm

Những lãnh đạo giỏi luôn sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ vì luôn tâm niệm rằng, dù cho kết quả không như mong đợi thì những trải nghiệm đã qua cũng sẽ hữu ích theo một cách nào đó. Trong quá trình kinh doanh, người lãnh đạo giỏi thường chấp nhận liều lĩnh để làm những thứ mà nhiều người còn e dè. Và sự liều lĩnh đó của họ thường sẽ được đền đáp xứng đáng.

12. Tin vào bản thân

Không cần người khác phải trợ giúp trong việc ra quyết định, lãnh đạo giỏi luôn biết họ là ai và có niềm tin vào bản thân mình. Họ không mong muốn, không chờ đợi sự thay đổi mà hành động để tạo ra sự thay đổi.

13. Viết mục tiêu ra giấy

Viết là bước đi đầu tiên trong quá trình hiện thực hóa những mục tiêu, tầm nhìn và ước mơ của các lãnh đạo giỏi.

14. Có xu hướng chia sẻ

Các lãnh đạo giỏi luôn “hào phóng” chia sẻ kiến thức, thông tin và bí quyết thành công cho người khác. Họ luôn là những nhà cố vấn nhiệt tình nhằm giúp đỡ người khác trở nên tốt hơn. Thông qua quá trình trao đổi đó, các kiến thức và kỹ năng của họ cũng không ngừng được mở rộng.

15. Luôn có ý thức tái tạo bản thân

Sự nguyên trạng hoặc trì trệ là vấn đề mà không một lãnh đạo giỏi nào có thể chấp nhận. Họ khao khát sự phát triển và luôn sẵn sàng thay đổi hình ảnh, thương hiệu, logo, tên công ty, định hướng hoạt động… nếu cần thiết.

Theo Entrepreneur

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Chief Executive Officer (CEO)

Lời giải cho bài toán “quốc tế hóa trình độ”
nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở Việt Nam

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

Chief Human Resources Officer (CHRO)

Góp phần xác lập và phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về nhân sự 
và quản trị nhân sự cho ngành quản trị nhân sự tại Việt Nam
 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372