Trong quá khứ, những hành động sai trái của các lãnh đạo doanh nghiệp thường được che dấu. Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, việc tìm cách trốn tránh ngày càng khó
Theo một nghiên cứu của tổ chức PwC’s Strategy& được công bố vào tháng 6 đã thống kê rằng, từ năm 2012- 2016 tỷ lệ các CEO bị buộc phải rời khỏi công việc vì vi phạm đạo đức đã tăng lên đến 5,3% so với mức 3,9% trong giai đoạn 2007-2011. Quy mô của nghiên cứu bao gồm các CEO ở 2.500 công ty đại chúng lớn nhất thế giới trong suốt 10 năm qua.
Tuy nhiên, liệu điều đó có đồng nghĩa với sự tăng cấp của các hành vi vi phạm đạo đức?
Kristin Rivera, đối tác của PwC U.S. và là đồng tác giả cuộc nghiên cứu, nói: "Các con số thống kê khó mà chứng minh được điều đó đúng hay sai. Sẽ hợp lý hơn khi nói rằng dường như thế giới đã ít khoan dung hơn và có khuynh hướng manh động hơn trước đây".
Kể từ giai đoạn suy thoái kinh tế 2007- 2009, sự tin tưởng của công chúng vào các tập đoàn lớn đã tuột dốc đáng kể. Các vụ lùm xùm trong kinh doanh dẫn đến nhiều sự điều chỉnh trong chính sách của chính phủ. Nhiều công ty chuyển sang các thị trường đang phát triển khi mà các luật kinh doanh trở nên khốc liệt hơn và rủi ro đến từ chuỗi cung ứng toàn cầu tăng cao.
Trong khi đó, các phương pháp truyền thông số như e-mail và mạng xã hội giúp bạn dễ dàng nắm bắt được bằng chứng về những hành vi sai trái - và tốc độ tin tức 24/7 đảm bảo rằng những phát hiện như vậy được lan truyền nhanh chóng.
Nghiên cứu này thu thập dữ liệu từ các CEO có hành động không chính trực hoặc sự thiếu đạo đức của cả dây chuyền nhân viên thực hiện công việc. Điều đó đã bộc lộ rõ vấn đề về đạo đức của tổ chức- điều mà các
Chuyên gia Nhân sự phải là người giải quyết. Sau đây là các bước cụ thể:
• Đảm bảo rằng công ty không tạo ra động lực khiến nhân viên phải có những hành động phi đạo đức.
• Phát triển quy trình làm việc và kiểm soát tài chính chặt chẽ để làm nản lòng những ý định xấu.
• Ngăn chặn nhân viên hợp lý hóa những hành vi không chuẩn mực.
Rivera cho biết: "Một điều mà HR có thể làm để ngăn chặn nhân viên tuột dốc là hãy thẳng thắng chỉ ra những vấn đề nhỏ và diệt nó từ trong trứng nước. Trong trường hợp quy mô gian lận lớn, thường có những dấu hiệu báo trước nhưng chúng ta bỏ qua hoặc có cách tiếp cận không thích hợp.
Việc thay đổi một nền văn hóa khuyến khích hành vi phi đạo đức là không dễ dàng, đặc biệt khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại nằm trong số những người vi phạm.
Rivera cho biết: "Các
Chuyên gia nhân sự cần có một người ở vị thế khách quan để làm việc cùng", ví dụ như một ủy ban kiểm toán bên ngoài hoặc kiểm toán viên nội bộ, ban pháp chế hoặc luật sư.
Teri Barros, Giám đốc Nhân sự của công ty Pyrotek tại Spokane, Wash đã nói: "Sẽ đơn giản hơn nếu ngay từ đầu, văn hóa công ty chú trọng vào việc xây dựng đạo đức và tính minh bạch. Tại Pyrotek, mỗi nhân viên mới sẽ được nhận một bức thư có chữ ký của chủ tịch, nội dung tuyên bố rằng mọi nhân viên phải đảm bảo đề cao việc duy trì các tiêu chuẩn đạo đức.
Công ty cũng có thể thông qua các quy trình xử lý công việc để giúp đạt được mục tiêu củng cố tiêu chuẩn đạo đức. Ví dụ, có cơ chế khuyến khích khác thay vì trả thưởng cho các nhân viên bán hàng dựa trên số lượng vì điều này có thể khuyến khích họ bất chấp bán bằng mọi giá.