Digital Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Digital A-Z 2024

89% người Mỹ lên mạng hàng ngày và 31% lên mạng gần như liên tục. Là một Marketer, điều quan trọng là tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng mua hàng của khách hàng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo.

Có nhiều hình thức trong Digital Marketing, bao gồm quảng cáo, SEO trên công cụ tìm kiếm, Social Media, SEM, Email Marketing, IMC,... để kết nối với khách hàng hiện tại và những cá nhân quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp.

Digital là gì?

"Digital" là một khái niệm rộng lớn, thường được hiểu là tất cả những gì liên quan đến công nghệ kỹ thuật số, bao gồm việc chuyển đổi dữ liệu sang dạng số (digitalized), sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, và các dịch vụ trực tuyến. Digital cũng bao gồm các nền tảng truyền thông xã hội, website, email, tin nhắn, video, âm thanh, và ứng dụng di động​.

Digital được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như điện tử kỹ thuật số, kinh tếthương mại điện tử, cũng như digital marketing. Tương lai của digital sau đại dịch COVID-19 được dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, với việc tăng cường sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT) và blockchain​​.

Mộ số khái niệm về "Digital" khác:

  • Digital Devices: Thiết bị kỹ thuật số bao gồm máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, và các thiết bị điện tử khác có khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu dưới dạng số.

  • Digital Communication: Truyền thông kỹ thuật số ám chỉ việc trao đổi thông tin qua mạng điện tử, bao gồm Internet, mạng di động, và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số khác.

  • Digital Media: Phương tiện truyền thông kỹ thuật số bao gồm video, âm nhạc, và hình ảnh được lưu trữ và truyền tải dưới dạng dữ liệu số, thay vì phương tiện truyền thống như phim ảnh hoặc băng cassette.

  • Digital Economy: Kinh tế kỹ thuật số liên quan đến việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong các hoạt động kinh tế, từ thương mại điện tử đến tài chính kỹ thuật số, và cách mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng tương tác trên thị trường toàn cầu.

  • Digital Transformation: Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ám chỉ việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp và xã hội để cải thiện hiệu quả, tạo ra giá trị mới, và tạo điều kiện cho sự đổi mới.

  • Digital Marketing: Sử dụng các kênh kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến người tiêu dùng.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là quá trình sử dụng các kênh kỹ thuật sốphương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến người tiêu dùng. Bao gồm một loạt các chiến lược và kênh như mạng xã hội, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), quảng cáo trực tuyến, email Marketing, social media, content Marketing, video Marketing, truyền thông Marketing tích hợp,... Mục tiêu của Digital Marketing là tăng cường sự nhận biết về thương hiệu, thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự thông qua các phương tiện điện tử.

Các yếu tố chính của Digital Marketing bao gồm:

  • SEO (Search Engine Optimization): Quá trình tối ưu hóa website để xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic results) của các công cụ tìm kiếm, như Google, Bing, Yahoo Search, Cốc Cốc,...

  • Content Marketing: Sáng tạo nội dung và phân phối nội dung giá trị (bài viết, video, podcast, v.v.) nhằm thu hút, giữ chân, và kích thích hành động từ người tiêu dùng.

  • Social Media Marketing: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, v.v.) để xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng và thúc đẩy giao dịch.

  • Email Marketing: Gửi email đến một danh sách nhận thư đã chọn để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hoặc cung cấp nội dung có giá trị, nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ và thúc đẩy doanh số.

  • Paid Advertising: Quảng cáo trả tiền trên các nền tảng quảng cáo như quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (như Google Ads), quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook Ads, Tiktok Ads...), quảng cáo hiển thị (GDN) và quảng cáo video.

  • Affiliate Marketing: Kỹ thuật marketing dựa trên hiệu suất, nơi một doanh nghiệp trả tiền cho một hoặc nhiều đối tác cho mỗi khách hàng hoặc lượt truy cập mà họ mang lại thông qua nỗ lực tiếp thị của mình.

  • Influencer Marketing: Hợp tác với những người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến cơ sở người theo dõi của họ.

Digital Marketing cho phép các doanh nghiệp đo lường kết quả một cách chính xác và theo thời gian thực, giúp họ hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu và tối ưu hóa các chiến dịch để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ngày nay, sự bùng nổ của công nghệ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của khách hàng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của Digital Marketing. “Miếng bánh” ngon lành này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và giới Marketer.

Digital Marketing là việc thực hiện các hoạt động Marketing trên nền tảng internet và các hình thức kỹ thuật số khác

3 Loại Media trong Digital Marketing

Mô hình Paid – Owned – Earned Media trong Digital Marketing là các công cụ hỗ trợ truyền thông hiệu quả cho thương hiệu. Biết cách áp dụng các kênh này một cách phù hợp giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong các chiến dịch và kế hoạch Digital Marketing tốt hơn.

Là hình thức truyền thông trả phí, tức là thương hiệu cần trả một khoản chi phí nhất định để quảng bá, chẳng hạn như PR lên báo, bài đăng của các celeb,... để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ hoặc thương hiệu.

Paid media cung cấp một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng cường độ nhận diện thương hiệu, thu hút lưu lượng truy cập đến trang web hoặc landing page. Các chiến dịch truyền thông trả phí được triển khai nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh doanh như tăng doanh số, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập website,...

Owned Media

Là các công cụ truyền thông thuộc quyền sở hữu của thương hiệu, hình thức này gọi là truyền thông miễn phí, chẳng hạn như website, blog, tài khoản mạng xã hội, email,... Owned Media cho phép các doanh nghiệp tạo nội dung và quản lý thông tin của mình một cách độc lập, kiểm soát được truy cập của khách hàng. Tuy nhiên, để có thể sử dụng hiệu quả Owned Media, doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và nguồn lực để xây dựng và duy trì các phương tiện truyền thông một cách bền vững, hiệu quả.

Earned Media

Là truyền thông lan truyền, hình thức này bao gồm các kênh hỗ trợ phản hồi, thảo luận một cách tự nhiên, tích cực về sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu. Đây được xem là kết quả trong nỗ lực phát triển Owned Media và Paid Media của đội ngũ Marketing trong doanh nghiệp.

Earned Media là một trong những hình thức quảng cáo hiệu quả nhất, vì nó được tạo ra bởi người dùng độc lập và đáng tin cậy hơn so với các thông điệp quảng cáo trực tiếp từ các doanh nghiệp, chẳng hạn như bình luận, chia sẻ, nhận xét từ khách hàng, truyền miệng trong cộng đồng,...

4 Loại Media trong Digital Marketing

Vai trò của Digital Marketing trong thời đại ngày nay

Ngày nay, mọi thứ dường như đều là kỹ thuật số và Digital Marketing đã được tích hợp vào hầu hết mọi khía cạnh trong các hoạt động kinh doanh, thay đổi cục diện mà doanh nghiệp tiếp cận, thu hút và mang lại giá trị cho khách hàng.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp không thể triển khai và thực hiện các chiến lược Digital Marketing trong thị trường trực tuyến toàn cầu ngày càng phát triển, thì đơn giản là doanh nghiệp đó khó có thể cạnh tranh. Vai trò của Digital Marketing đặc biệt phải kể đến như:

  1. Kết nối nhiều hơn với khách hàng
  2. Tốc độ tiếp cận nhanh chóng, độ phủ không giới hạn
  3. Kết quả được định lượng rõ ràng
  4. Cá nhân hóa dễ dàng hơn
  5. Chuyển đổi dễ dàng và thuận tiện
  6. Tối ưu chi phí

Kết nối nhiều hơn với khách hàng

Digital Marketing cho phép doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng của mình trong thời gian thực. Quan trọng hơn, đây là tương tác 2 chiều. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều sự phản hồi khi họ tham gia tích cực vào câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có thể nhận ra những vấn đề còn tồn tại để nhanh chóng khắc phục, đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của khách hàng.

Tốc độ tiếp cận nhanh chóng, độ phủ không giới hạn

Internet ngày nay dường như đã phủ sóng trên toàn cầu, điều này giúp tốc độ tiếp cận khách hàng của Digital Marketing nhanh chóng, dễ dàng và không giới hạn. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản, doanh nghiệp nhanh chóng trả lời được thắc mắc của khách hàng thông qua chatbot, comment,...

Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng tiếp cận, khai thác thông tin người dùng thông qua lịch sử hoạt động của họ. Những dữ liệu này vô cùng quan trọng để tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

Kết quả được định lượng rõ ràng

Để biết liệu chiến lược Marketing của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, các Marketer phải tìm hiểu xem nó thu hút được bao nhiêu khách hàng, mang lại bao nhiêu doanh thu

Với Digital Marketing, việc theo dõi kết quả này rất đơn giản và nhanh chóng. Các phần mềm và nền tảng kỹ thuật số sẽ tự động theo dõi số lượt chuyển đổi, chẳng hạn như tỷ lệ mở email, lượt truy cập vào website, bài viết, điền form, số lượt xem, lượt chia sẻ, lượt nhấp, thêm vào giỏ hàng trên website, mua hàng,...

Cá nhân hóa dễ dàng hơn

Digital Marketing cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng theo cách mà tiếp thị ngoại tuyến không thể làm được. Dữ liệu được thu thập bằng kỹ thuật số có xu hướng chính xác và cụ thể hơn nhiều, bằng cách biết được xu hướng mua hàng, sở thích, độ tuổi, thậm chí là tên, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa khách hàng một cách dễ dàng.

Chẳng hạn như email marketing, doanh nghiệp có thể gửi các email cá nhân hóa cho khách hàng thân thiết của mình về các chương trình khuyến mãi, hoặc chúc mừng sinh nhật họ, điều này giúp tăng cơ hội chuyển đổi và giữ chân khách hàng. Các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội cũng cho phép doanh nghiệp hiển thị quảng cáo cho khách hàng mục tiêu dựa trên các thông tin về sở thích, độ tuổi, địa điểm và hành vi trực tuyến.

Chuyển đổi dễ dàng và thuận tiện

Digital Marketing cho phép khách hàng hành động mua hàng và thanh toán trực tiếp, gọi điện, chat,.. ngay sau khi xem quảng cáo hoặc nội dung mà doanh nghiệp truyền tải. Với các quảng cáo truyền thống, kết quả tức thì nhất có thể là một cuộc điện thoại ngay sau khi ai đó xem quảng cáo. Nhưng tần suất để họ có thời gian để liên hệ với doanh nghiệp là rất thấp nếu họ đang bận.

Với Marketing kỹ thuật số, họ có thể nhấp vào liên kết hoặc lưu bài đăng. Họ có thể không mua hàng ngay lập tức, nhưng sẽ duy trì kết nối, từ đó doanh nghiệp có cơ hội được tương tác nhiều hơn.

Tối ưu chi phí

Digital Marketing cho phép doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo bằng cách chủ động điều chỉnh ngân sách quảng cáo cho từng thời điểm khác nhau. Doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền điều chỉnh ngân sách này.

Ngoài ra, các hoạt động khác như SEO (Search Engine Optimization) cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa trang web của mình để đạt được thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm, giúp tăng lượng truy cập trang web mà không phải trả tiền cho mỗi lượt nhấp.

Vai trò của Digital Marketing trong thời đại ngày nay

Môi trường hoạt động Digital Marketing

Bước nghiên cứu, phân tích môi trường hoạt động Digital Marketing là rất quan trọng trong quá trình xây dựng và triển khai chiến dịch hiệu quả. Bằng cách tìm hiểu môi trường hoạt động, các Marketer có thể đáp ứng được nhu cầu và insight (Sở thích, hành vi, thói quen, nhu cầu,...) của khách hàng, đồng thời đáp ứng được vấn đề và mục tiêu của doanh nghiệp.

Môi trường hoạt động Digital Marketing bao gồm:

Trong từng môi trường này, các Marketer cần phân tích ưu nhược điểm, thách thức và cơ hội, để tìm ra định hướng và các bước đi đúng đắn, phù hợp với thực trạng và bối cảnh thị trường.

Môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm bản thân doanh nghiệp, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng, trung gian, khách hàng,... tức là những yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, thương hiệu cũng các nguồn lực bên ngoài. Doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng các thông tin này trước khi lên kế hoạch cho bất kỳ chiến dịch nào.

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm môi trường công nghệ, nhân khẩu học, kinh tế, chính trị, luật pháp, tự nhiên,... Các thành phần này đều tác động tới các chiến dịch Digital Marketing và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp.

Một môi trường kinh tế ổn định có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Digital Marketing, trong khi một môi trường chính trị không ổn định có thể gây rủi ro và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Các quy định pháp lý cũng như thuật toán có thể ảnh hưởng đến hoạt động Digital Marketing, ví dụ như quy định chính sách về quảng cáo, bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng và bản quyền.

Nội bộ doanh nghiệp

Nội bộ doanh nghiệp bao gồm các yếu tố bên trong của tổ chức như nhân lực, máy móc công nghệ, ngân sách, chiến lược kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp,… Các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp để khai thác điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Ví dụ, nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong Digital Marketing, theo đó doanh nghiệp cần phải đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực để đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Môi trường hoạt động Digital Marketing

10 Công cụ truyền thông phổ biến trong Digital Marketing

  1. Search Engine optimization (SEO)
  2. Search Engine Marketing (SEM)
  3. Quảng cáo (Google Ads, Facebook Ads)
  4. Content Marketing
  5. Social Media
  6. Affiliate Marketing
  7. Email Marketing
  8. PR
  9. Mobile Marketing
  10. Podcast

Search Engine optimization (SEO)

Search Engine Optimization (SEO) là quá trình tối ưu hóa website để cải thiện thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,... Mục đích của SEO là tăng lượng truy cập trang web từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search) và tăng lượng khách hàng tiềm năng đến trang web của doanh nghiệp.

SEO bao gồm tối ưu nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nội dung, cấu trúc website, từ khóa, liên kết, tốc độ tải trang,... Các công cụ tìm kiếm sử dụng các thuật toán phức tạp để đánh giá và xếp hạng các trang web dựa trên các yếu tố này. Việc thực hiện SEO giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí lớn.

Quá trình SEO liên tục và phải điều chỉnh thường xuyên để thích ứng với thay đổi trong thuật toán của các công cụ tìm kiếm và sự thay đổi trong hành vi tìm kiếm của người dùng.

Search Engine Marketing (SEM)

Search Engine Marketing (SEM) là một hình thức tiếp thị trên công cụ tìm kiếm, trong đó doanh nghiệp đưa ra các liên kết trả tiền để hiển thị lên trang kết quả tìm kiếm, hoặc thu hút các lượt truy cập tự nhiên. SEM bao gồm:

  • Quảng cáo trả tiền: Doanh nghiệp sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Ads để đặt các quảng cáo của mình lên trang kết quả tìm kiếm. Quảng cáo này được hiển thị trên đầu hoặc ở phía bên trên của trang kết quả tìm kiếm, doanh nghiệp sẽ phải trả tiền mỗi khi có một người bấm vào quảng cáo đó.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO): Đây là quá trình tối ưu hóa trang web và nội dung để đạt được thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Quảng cáo (Google Ads, Facebook Ads)

Quảng cáo trên Google AdsFacebook Ads là hình thức tiếp thị trực tuyến mà doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình trên các nền tảng trực tuyến này.

  • Google Ads: Cho phép doanh nghiệp đặt quảng cáo trên các trang kết quả tìm kiếm của Google, trên các trang web đối tác của Google, hay trên các ứng dụng di động. Doanh nghiệp có thể đặt các quảng cáo theo nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo tìm kiếm (search ads) quảng cáo hiển thị (display ads), quảng cáo video (video ads), quảng cáo mua sắm (shopping-ads) và quảng cáo ứng dụng (app-ads).
  • Facebook Ads: Cho phép doanh nghiệp đặt các quảng cáo trên Facebook và những mạng xã hội liên kết với Facebook. Với mục đích hiển thị các chương trình khuyến mãi, thông tin sản phẩm/ dịch vụ đến đối tượng khách hàng tiềm năng.

Content Marketing

Content Marketing là một chiến lược tiếp thị nội dung, trong đó doanh nghiệp tạo ra và chia sẻ nội dung hữu ích, giá trị để thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân họ. Mục đích của Content Marketing là tạo ra mối liên hệ đáng tin với khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp những thông tin hữu ích, đưa ra giải pháp cho vấn đề của họ.

Content Marketing có thể bao gồm các bài viết trên blog, video, hình ảnh, podcast,... Việc tạo ra nội dung chất lượng đòi hỏi sự đầu tư thời gian và nỗ lực từ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên để tạo ra nội dung độc đáo, ý nghĩa.

Social Media

Social Marketing là một chiến lược tiếp thị mạng xã hội, trong đó doanh nghiệp sử dụng các kênh Social Media như Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter, YouTube,... để tạo ra các chiến dịch quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ, với mục đích thúc đẩy hành động của khách hàng tiềm năng.

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là một hình thức tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ, trong đó các đối tác liên kết là những người sử dụng các kênh truyền thông của họ, chẳng hạn như trang web, blog, YouTube, Tiktok,... để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng tiềm năng đó thực hiện giao dịch mua hàng thành công thông qua liên kết của đối tác liên kết, doanh nghiệp sẽ trả cho họ một khoản hoa hồng theo thỏa thuận.

Email Marketing

Email Marketing là một hình thức mà doanh nghiệp sử dụng email để gửi thông điệp, chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng tiềm năng hoặc các khách hàng hiện tại. Với mục đích tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng, tạo dựng mối quan hệ lâu dài, giúp khách hàng hiện tại trở thành khách hàng trung thành, đồng thời tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.

PR

PR là viết tắt của Public Relations, nghĩa là quan hệ công chúng. Quan hệ công chúng tập trung vào việc xây dựng, quản lý và duy trì mối quan hệ tốt giữa một tổ chức, công ty hoặc cá nhân với công chúng, bao gồm khách hàng, đối tác, cổ đông, nhân viên và cộng đồng.

Các hoạt động PR bao gồm quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện, tạo nội dung truyền thông, quản lý tương tác với khách hàng, quản lý khủng hoảng và các hoạt động quan hệ công chúng khác. Những nội dung, câu chuyện truyền thông sẽ được doanh nghiệp truyền tải trên các kênh tiếp thị trực tuyến như báo chí, mạng xã hội, email marketing, website, quảng cáo,…

Mục tiêu của PR là tạo dựng và duy trì hình ảnh tích cực, đáng tin cậy với công chúng, giúp tăng lòng tin của khách hàng, đồng thời giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận. PR cũng có thể giúp định hình hoặc thay đổi quan điểm của công chúng đối với một vấn đề nào đó.

Mobile Marketing

Mobile Marketing là một công cụ cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua các thiết bị di động như smartphone, tablet,... Mobile Marketing không chỉ đơn thuần là các hình thức quảng cáo, mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác như phát triển ứng dụng di động, tạo trang web di động (WAP), sử dụng mã QR và Marketing dựa trên vị trí.

Ngày nay, việc sử dụng mã QR và marketing dựa trên vị trí cũng là những cách hiệu quả để tăng khả năng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Tất cả những hoạt động này có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và nâng cao hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing.

Podcast

Vượt mặt các radio truyền thống, Podcast hiện đại với hàng loạt những sản phẩm được xây dựng chất lượng đã thu hút đông đảo người nghe. Đây là một loại nội dung âm thanh với nhiều chủ đề có thể bao gồm giáo dục, thương mại hoặc giải trí và được phát sóng trên các nền tảng trực tuyến như Apple Podcasts, Spotify, Google Podcasts,...

Podcast được sử dụng như một công cụ truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng và tạo dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài. Các doanh nghiệp có thể sử dụng podcast để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của mình, chia sẻ kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên môn, hoặc tạo ra nội dung giải trí để thu hút khán giả.

10 Công cụ truyền thông phổ biến trong Digital Marketing

Phương pháp đánh giá, đo lường hoạt động Digital Marketing

Một chiến dịch Digital Marketing bao gồm nhiều mục đích khác nhau, như chuyển đổi khách hàng, xây dựng thương hiệu, tăng độ nhận diện thương hiệu,... Việc đo lường hiệu quả của các hoạt động này rất cần thiết để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh, xác định công cụ, kênh phù hợp với lĩnh vực của mình cũng như hành vi khách hàng.

Công tác đo lường cần được xây dựng chiến lược cụ thể ở mỗi kênh, mỗi chiến dịch. Từ đó có thể biết được kênh nào nên chú trọng đầu tư để tăng ngân sách, kênh nào gặp vấn đề để cải tiến.

Những chỉ số KPI Marketing mà doanh nghiệp cần quan tâm khi đo lường, đánh giá hiệu suất:

  • Lead: Số lượng khách hàng tiềm năng, những người cung cấp thông tin liên lạc của họ thông qua trang web, mạng xã hội, email hay quảng cáo trực tuyến.

  • Qualified Lead: Số lượng khách hàng tiềm năng chất lượng, có khả năng cao để trở thành khách hàng của doanh nghiệp

  • Cost per Lead: Chi phí để thu về 1 khách hàng tiềm năng

  • Cost per Conversion: Chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi

  • Website traffic: Số lượng người truy cập trang website

  • Average Session Duration: Thời lượng phiên trung bình trên website

  • Bounce Rate: Tỷ lệ thoát trung bình trên website

  • Organic Traffic: Số lượng người truy cập website từ nguồn tự nhiên

  • Google PageRank: Tăng thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm

  • Click-through-rate: Tỷ lệ nhấp

  • Chỉ số ROI của các chiến dịch quảng cáo: Đo lường lợi nhuận ròng so với số tiền chi tiêu cho quảng cáo, giúp đánh giá hiệu quả và tính toán lợi nhuận của chiến dịch quảng cáo.

  • Conversion Rate: Tỷ lệ giữa số lượt chuyển đổi (ví dụ: mua hàng, đăng ký, tải xuống) và số lượt tương tác tổng cộng trên trang web hoặc chiến dịch quảng cáo.

  • Unsubscribe Rate: Tỷ lệ hủy theo dõi, đối với chiến dịch email marketing, tỷ lệ hủy theo dõi đo lường tỷ lệ người nhận hủy đăng ký khỏi danh sách email của doanh nghiệp.

Phương pháp đánh giá, đo lường hoạt động Digital Marketing

Dự báo xu hướng Digital Marketing 2025

Xu hướng Digital Marketing vào năm 2025 hứa hẹn sẽ mang lại sự thay đổi đáng kể cho cách thức doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng của mình. Một số bình luận và phân tích về những xu hướng nổi bật dựa trên các nguồn đã thu thập:

  • Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning: AI và Machine Learning sẽ tiếp tục là những yếu tố quyết định, giúp các doanh nghiệp phân tích dữ liệu khách hàng một cách thông minh hơn, tự động hóa các quy trình và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Sự tiến bộ trong công nghệ này sẽ mở ra khả năng tạo ra nội dung sáng tạo và chính xác hơn, nhắm đến việc tăng cường mức độ tương tác và sự hài lòng của khách hàng​​​​.

  • VR/AR định hình lại trải nghiệm khách hàng: VR và AR sẽ tạo nên những trải nghiệm đắm chìm, giúp khách hàng tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm một cách sống động trước khi quyết định mua hàng. Điều này không chỉ nâng cao khả năng tương tác mà còn thúc đẩy quyết định mua của khách hàng thông qua những trải nghiệm ấn tượng và cá nhân hóa​​​​.

  • Tìm kiếm bằng giọng nói trở nên phổ biến: Với sự phát triển của các trợ lý ảo, tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm giọng nói sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các thương hiệu cần phải thích nghi với xu hướng này bằng cách tập trung vào từ khóa tự nhiên và cụm từ dài để phản ánh cách người dùng tương tác với công nghệ bằng giọng nói​​.

  • Chiến lược Marketing dựa trên dữ liệu: Dữ liệu sẽ tiếp tục là trọng tâm, yêu cầu các Marketer phải sử dụng công cụ phân tích để hiểu rõ hành vi và sở thích của người tiêu dùng. Việc này giúp tạo ra các chiến dịch tiếp thị cá nhân hóa sâu sắc, tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch và đo lường thành công một cách chính xác​​.

  • "Content is King" (Content vẫn là Vua): Trong một thế giới ngập tràn thông tin, chất lượng và tính nguyên bản của nội dung sẽ quyết định sự nổi bật của thương hiệu. Video ngắn hình thức và các hình thức nội dung phong phú khác sẽ chiếm ưu thế, phản ánh nhu cầu thông tin nhanh chóng và đa dạng của người tiêu dùng​​​​.

Tổng quan, những xu hướng này không chỉ đại diện cho sự tiến bộ công nghệ mà còn phản ánh sự phản chiếu nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo và tập trung vào khách hàng để tạo ra những trải nghiệm Digital Marketing độc đáo và cá nhân hóa.

Những xu hướng này cũng cho thấy sự chuyển dịch từ cách tiếp cận Marketing truyền thống sang một phương pháp tiếp cận năng động hơn, dựa trên dữ liệu và công nghệ. Việc áp dụng các công nghệ mới như AI, VR/AR, và tối ưu hóa cho tìm kiếm giọng nói không chỉ giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng mà còn mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp để tương tác và kết nối với khách hàng một cách sâu sắc hơn.

Bên cạnh đó, việc tập trung vào chất lượng và tính nguyên bản của nội dung phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại, người đang tìm kiếm thông tin chính xác, hữu ích và dễ tiếp cận. Vấn đề này đặt ra thách thức cho các nhà tiếp thị trong việc tạo ra nội dung không chỉ thu hút mà còn phải mang lại giá trị thực sự cho người tiêu dùng.

Cuối cùng, sự phát triển của digital marketing vào năm 2025 sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt, sẵn sàng thích nghi và đổi mới không ngừng để giữ vững vị thế trong một thế giới kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng. Nắm rõ các yếu tố trên, không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại mà còn thu hút khách hàng mới, qua đó tạo dựng lợi thế cạnh tranh và đạt được thành công lâu dài trong môi trường digital marketing ngày càng cạnh tranh.

Kỹ năng quan trọng cần có để làm Digital Marketing

  1. Hiểu biết về Digital Marketing
  2. Nắm vững các công cụ phổ biến trong Digital Marketing
  3. Kỹ năng viết lách
  4. Kỹ năng phân tích và đọc hiểu các chỉ số
  5. Sáng tạo và linh hoạt
  6. Kỹ năng xã hội và tương tác
  7. Kỹ năng quản lý thời gian
  8. Kỹ năng làm việc nhóm
  9. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Hiểu biết về Digital Marketing

Hiểu về các khái niệm, công cụ và phương pháp của Digital Marketing là điều cần thiết để có thể xây dựng và thực thi các chiến lược Marketing hiệu quả. Ngoài các kiến thức cơ bản, còn cần phải nắm vững các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực Digital Marketing, bao gồm các công nghệ mới, những thay đổi trong thuật toán của các nền tảng quảng cáo, thay đổi trong hành vi người dùng trên mạng xã hội,...

Nắm vững các công cụ phổ biến trong Digital Marketing

Nắm vững các công cụ Digital Marketing như Google Ads, Facebook Ads, SEO, Email Marketing hay các công cụ phân tích như Google Analytics, Google Search Console, Ahref, Semrush,... để thực hiện các chiến dịch cũng như đo lường một cách toàn diện, chính xác hơn.

Kỹ năng viết lách

Ngày nay, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ, một nội dung chất lượng, độc đáo và đánh trúng được tâm lý hay vấn đề hiện tại của khách hàng chính là yếu tố cốt lõi để thu hút khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong đó, đòi hỏi kỹ năng viết tốt bao gồm các khía cạnh nội dung trong SEO, Content Marketing, Email Marketing và Social Media,...

Kỹ năng phân tích và đọc hiểu các chỉ số

Phân tích dữ liệu là một công cụ quan trọng giúp các Marketer hiểu hành vi của khách hàng và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Do đó, khả năng phân tích, thống kê rất cần thiết để đưa ra những quyết định Marketing hiệu quả.

Sáng tạo và linh hoạt

Sự sáng tạo giúp doanh nghiệp tạo ra các ý tưởng mới, khác biệt và độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Các chiến lược sáng tạo, như nội dung độc đáo, video quảng cáo độc đáo hoặc các kênh truyền thông xã hội đặc biệt, có thể giúp các doanh nghiệp nổi bật và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Sự linh hoạt cũng rất quan trọng trong Digital Marketing. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường, các doanh nghiệp cần phải linh hoạt trong việc thích nghi với các thay đổi và đáp ứng nhanh chóng với các cơ hội mới. Các doanh nghiệp cần phải có khả năng thay đổi chiến lược và thích nghi với các thay đổi trong thị trường hoặc với các thay đổi của khách hàng để đảm bảo hiệu quả của chiến lược Digital Marketing.

Kỹ năng xã hội và tương tác

Trong lĩnh vực Digital Marketing, các doanh nghiệp cần phải tương tác với khách hàng trên nhiều kênh truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến khác để tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Những người làm Marketing đặc biệt phải có kỹ năng xã hội, tương tác, có nghĩa là phải hoạt động mạng xã hội một cách tích cực, liên tục bắt kịp xu hướng mới để áp dụng vào các chiến dịch Marketing của mình. Đồng thời tương tác, hỗ trợ kịp thời với những vấn đề của khách hàng trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp.

Kỹ năng quản lý thời gian

Làm Digital Marketing đòi hỏi phải làm việc với nhiều dự án và nhiệm vụ khác nhau. Do đó, một Marketer cần có khả năng quản lý thời gian, biết ưu tiên những công việc khẩn cấp và quan trọng để hoàn thành công việc đúng hạn, hiệu quả.

Kỹ năng làm việc nhóm

Digital Marketing thường là công việc đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người, chẳng hạn như thiết kế, phát triển web, viết nội dung,... Do đó khả năng làm việc nhóm hiệu quả rất quan trọng để hiểu và phối hợp hiệu quả, cùng nhau hoàn thành các dự án chung.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp các nhà tiếp thị kỹ thuật số xác định vấn đề, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả. Kỹ năng này cũng giúp họ biết học hỏi từ những sai lầm và cải thiện hiệu quả của các chiến dịch Marketing trong tương lai.

Kỹ năng quan trọng cần có để làm Digital Marketing

Mô tả công việc của nhân viên Digital Marketing

  • Nghiên cứu và phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường để hiểu được nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng

  • Xây dựng các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, bao gồm quảng cáo trên Google, Facebook, Instagram, Tiktok,...

  • Tạo ra nội dung chất lượng để thu hút và giữ chân khách hàng, bao gồm viết blog, tạo video, thiết kế hình ảnh và sản xuất nội dung trên mạng xã hội

  • Đảm bảo trang web đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google bằng cách sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

  • Xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các đối tác để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của công ty và chia sẻ doanh thu/ hoa hồng với đối tác

  • Phát triển các chiến dịch quảng cáo trên điện thoại di động như SMS Marketing, quảng cáo trên ứng dụng di động

  • Phụ trách thiết kế và phát triển website cho công ty, đảm bảo trang web được tối ưu hóa hiệu quả cho các công cụ tìm kiếm

  • Thiết kế và triển khai các chiến dịch Email Marketing

  • Hỗ trợ khách hàng trên Fanpage, Website,...

  • Giám sát, đánh giá các chiến lược truyền thông, chiến dịch quảng bá sản phẩm trên các kênh Digital Marketing

  • Phối hợp với các bộ phận/ phòng ban liên quan để làm việc hiệu quả và đạt được mục tiêu chung.

Xem thêmJD là gì? Ý nghĩa, nội dung, các bước xây dựng Job Description

Mô tả công việc của một nhân viên Digital Marketing

Một số câu hỏi thường gặp về Digital Marketing

  1. Ngành Digital Marketing học những gì?
  2. Digital Marketing có cần phải bỏ ra nhiều tiền?
  3. Làm Digital Marketing có cần giỏi kỹ thuật không?
  4. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Digital Marketing?
  5. Digital Marketing có phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp không?
  6. Ai phù hợp với ngành Digital Marketing?

Ngành Digital Marketing học những gì?

Tùy vào mỗi trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm mà chương trình học về Digital Marketing sẽ không giống nhau. Nhưng nhìn chung, ngành Digital Marketing thường phải học về Marketing căn bản, các kênh Digital Marketing phổ biến, Quảng cáo trực tuyến, Content marketing, SEO, Email marketing, các công cụ và phân tích, cách xây dựng một chiến lược Marketing hoàn chỉnh, các bộ môn liên quan đến Digital Marketing như IMC (truyền thông Marketing tích hợp), thiết kế website, Design, Tin học văn phòng,...

Sách Digital Marketing cho người mới
Sách Digital Marketing dành cho cho người mới - Benjamin Sweeney | PACE Books

Digital Marketing có cần phải bỏ ra nhiều tiền?

Mỗi chiến dịch trong Digital Marketing đều có mục tiêu và cách thức truyền tải khác nhau. Nếu nói về chi phí thì sẽ không có một khoản tiền chính xác, chẳng hạn như SEO và SEM, nếu SEO là phương thức Marketing không phải trả tiền cho mỗi lượt tìm kiếm, thì SEM lại cần trả tiền cho mỗi lượt click trên công cụ tìm kiếm. Chính vì vậy, tùy vào từng chiến dịch mà doanh nghiệp sẽ dự kiến bỏ ra một khoản ngân sách khác nhau.

Làm Digital Marketing có cần giỏi kỹ thuật không?

Làm Digital Marketing không yêu cầu mỗi người phải giỏi kỹ thuật. Tuy nhiên, hiểu biết cơ bản về kỹ thuật và công nghệ là một lợi thế trong lĩnh vực này. Chằng hạn như việc hiểu biết về các khái niệm kỹ thuật, ngôn ngữ lập trình, cấu trúc trang web,... sẽ giúp một cá nhân tương tác tốt hơn với bộ phận kỹ thuật và hiểu rõ hơn về quy trình phát triển, quản lý trang web.

Hiểu biết cơ bản về kỹ thuật sẽ giúp mỗi người dễ dàng sử dụng và hiểu các công cụ phân tích, đo lường như Google Analytics, Google Search Console,... để tối ưu website. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những người làm Digital Marketing đều phải trở thành chuyên gia về kỹ thuật.

Một số câu hỏi thường gặp về Digital Marketing

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Digital Marketing?

Digital Marketing là một trong những ngành đang phát triển nhanh nhất trong thị trường lao động. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và Internet, việc thực hiện Marketing trên nền tảng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu về các chuyên gia Digital Marketing ngày càng tăng cao.

Có thể thấy, ngành Digital Marketing đang tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các chuyên gia trong lĩnh vực này. Các công việc phổ biến phải kể đến như Digital Marketing Executive, Advertising Executive, SEO Executive, Creative Director, Content Manager, Content Marketing Executive, Content Writer, Content SEO,...

>> Tham khảo:

Digital Marketing có phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp không?

Tất nhiên, Digital Marketing luôn phù hợp cho bất kỳ doanh nghiệp nào và không bị hạn chế về thị trường ngách hoặc quy mô. Phương châm chính của Digital Marketing là hiểu nhu cầu, kỳ vọng của người tiêu dùng và cung cấp nội dung phù hợp, giá trị cho họ. Phương pháp tiếp thị kỹ thuật số cho hai nhánh kinh doanh chính, bao gồm:

Digital Marketing B2B

Chương trình tiếp thị được hầu hết các doanh nghiệp B2B áp dụng tập trung vào logic và tính năng của sản phẩm. Có rất ít hoặc không mang cảm tính nào liên quan đến việc ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của các doanh nghiệp này. Nói một cách đơn giản, Digital Marketing B2B không dựa vào việc quảng bá sản phẩm.

Digital Marketing B2C

Khác với B2B, các doanh nghiệp B2C tập trung nhiều hơn vào lợi ích của sản phẩm. Các quyết định mua hàng của khách hàng bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm xúc. B2C sử dụng nhiều diễn đàn khác nhau để xây dựng sự nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy tăng doanh số. Khách hàng B2C muốn thương hiệu mô tả sản phẩm sẽ mang lại lợi ích gì cho họ, có giải quyết được nhu cầu, vấn đề hiện tại của họ không, điều gì thuyết phục họ mua hàng.

Ai phù hợp với ngành Digital Marketing?

Digital Marketing là một ngành đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức khác nhau, ngành này có thể phù hợp với:

  • Những người có khả năng sáng tạo, tư duy nhanh và linh hoạt trong việc tạo ra các chiến lược Marketing độc đáo

  • Kỹ năng viết lách tốt, tạo ra nội dung, thông điệp hấp dẫn, hiệu quả

  • Những người có khả năng phân tích dữ liệu, đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch

  • Những người có hiểu biết sâu về các công nghệ kỹ thuật số, có khả năng sử dụng các công cụ và phần mềm

  • Những người có đam mê, muốn học hỏi và cập nhật các xu hướng mới trong lĩnh vực Digital Marketing.

Thách thức đối với các nhà Marketer hiện nay nằm ở việc kết nối mọi người tại những khoảnh khắc vi mô với thông điệp có liên quan nhằm mang lại giá trị cho cuộc sống của họ thay vì làm gián đoạn hoặc khiến họ cảm thấy phiền phức.

Digital Marketing là một ngành đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức khác nhau

Chương trình Digital Marketing chuẩn Quốc tế - DMI PRO

Cuộc cách mạng số dường như thay đổi mạnh mẽ cục diện của ngành Marketing. Những phương pháp, cách làm mới nhằm kết nối với khách hàng cũng được thiết lập. Những bước chuyển mình lớn lao và nhanh chóng này có thể khiến những người là Marketing đối mặt với nhiều hơn nữa những thách thức, khó khăn trong vai trò hiện tại của mình.

Đây là lý do PACE kết hợp với Digital Marketing Institute (DMI) – tổ chức dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về Digital Marketing, nhằm triển khai Chương trình đào tạo Digital Marketing Quốc tế DMI PRO.

Là một chương trình đào tạo danh tiếng toàn cầu về Digital Marketing, dựa trên chuẩn mực toàn cầu của DMI. Chương trình với mong muốn giúp các Marketer trở thành “Professional Digital Marketer”, góp phần quan trọng vào việc phát triển một thế hệ Marketer làm chủ và dẫn dắt kỷ nguyên số.

Chương trình Digital Marketing chuẩn Quốc tế - DMI PRO

Nội dung 10 Module nền tảng sâu rộng về Digital Marketing theo xu hướng toàn diện và mới nhất:

  • Module 1. Digital Marketing trong kỷ nguyên AI
    • Digital Marketing là gì?
    • Chiến lược Outbound và Inbound Marketing
    • Các kênh Digital Marketing
    • AI trong Marketing là gì?
    • Duy trì tính hiện đại trong Digital Marketing
    • Công cụ lắng nghe khách hàng
    • Nghiên cứu đối thủ
    • Phễu Marketing truyền thống và Hành trình mua hàng của khách hàng
    • Sự phát triển của hành trình khách hàng
    • Tích hợp Marketig truyền thống và Digital Marketing
       
  • Module 2. Content Marketing
    • Content Marketing là gì?
    • Content theo xu hướng (Topical Content) & Content bền vững (Evergreen Content)
    • Mục đích của Content
    • Nhận diện đối tượng mua hàng
    • Thu thập ý tưởng
    • Bản tóm tắt sáng tạo (Creative Brief)
    • Sáng tạo Content; Chọn lọc & Biên tập Content
    • Sử dụng ChatGPT
    • Lên lịch đăng tải Content
    • Phân tích hiệu suất của Content
       
  • Module 3. Marketing qua Mạng xã hội (Social Media Marketing)
    • Tác động đến hành trình mua hàng bằng mạng xã hội
    • Thuật toán Social Media hoạt động như thế nào?
    • Các nền tảng Social Media quan trọng: Facebook, WhatsApp & Instagram
    • Các nền tảng Social Media quan trọng: Twitter (X) & LinkedIn
    • Các nền tảng Social Video quan trọng: Youtube & Tiktok
    • Thiết lập Trải nghiệm Social Media cho Doanh nghiệp
    • Duy trì cộng đồng trên Social
    • Tương tác với khách hàng sử dụng Social Media
    • 5 bước quan trọng để sáng tạo một Social Campaign
    • Các kênh Social Commerce
       
  • Module 4. Tối ưu hóa Công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization/ SEO)
    • Công cụ tìm kiếm xếp hạng trang như thế nào?
    • Các thành phần của trang hiển thị kết quả tìm kiếm (Search Engine Results Pages/ SERP)
    • Cách nghiên cứu từ khóa SEO
    • Các kỹ thuật tối ưu hóa
    • Các tín hiệu xếp hạng về trải nghiệm trên trang
    • Google Search Console (GSC)
    • Tối ưu on-page & oˆ-page
    • Các công cụ SEO miễn phí
    • Các công cụ AI cho SEO
    • Tận dụng ChatGPT cho SEO
       
  • Module 5. Quảng cáo Trả phí và Quảng cáo Hiển thị  (PPC & Display Advertising)
    • Nghiên cứu từ khóa PPC
    • Ngân sách và Đấu thầu trong Google Ads
    • Tạo Chiến dịch PPC
    • Quảng cáo Hiển thị và Quảng cáo Video
    • GDN, AI và cách tối đa hiệu suất
    • Các định dạng Quảng cáo Hiển thị và Quảng cáo Video
    • Cách xác định đối tượng mục tiêu để tạo ra nhu cầu
    • Chiến lược Remarketing cho Quảng cáo Hiển thị và Quảng cáo Video
    • Số liệu đo lường và báo cáo
    • Tối ưu hóa chiến dịch Quảng cáo Tìm kiếm, Hiển thị, và Video
       
  • Module 6. Email Marketing
    • Email Marketing và Omnichannel Marketing
    • Pháp luật và quy định về Email Marketing
    • CRMs
    • Tự động hóa Marketing
    • Quy trình và lợi ích của Email Marketing
    • Tiêu đề và nội dung email
    • Thiết kế và hình ảnh trong email
    • Thách thức khi triển khai chiến dịch Email Marketing
    • A/B Testing để tối ưu hóa chiến dịch Email Marketing
    • Tối ưu hiệu suất chiến dịch Email Marketing
       
  • Module 7. Những kỹ năng chuyên nghiệp cho Digital Marketer
    • 7 bước Quản lý dự án hiệu quả
    • Phương pháp tiếp cận “Test and Learn”
    • Áp dụng mô thức linh hoạt của “MVP”
    • Sáng tạo những ý tưởng mới
    • Loại bỏ những rào cản sáng tạo
    • Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả
    • Lợi ích của tư duy chiến lược
    • Tiết kiệm và tạo thêm thời gian
    • Chiến lược để giao tiếp hiệu quả
    • Thuyết phục khách hàng
       
  • Module 8. Tối ưu hóa website và thương mại điện tử
    • Xây dựng tính hiện diện trực tuyến
    • Cách thiết kế một website
    • Tối ưu hóa Website và hành trình mua hàng của Khách hàng
    • Những trang chính của một website
    • Các nguyên tắc thiết kế
    • UX & UI
    • Các giải pháp cho eCommerce
    • Các sàn thương mại điện tử
    • Các chỉ số đo lường website
    • A/B Testing để tối ưu hóa website
       
  • Module 9. Phân tích dữ liệu bằng Google Analytics 4 (GA4)
    • Những khái niệm, nguyên tắc về Google Analytics 4 (GA4)
    • Phân tích dữ liệu & Quyền riêng tư
    • Thiết lập tài khoản GA4
    • Liên kết GA4 với các công cụ khác
    • Các loại sự kiện trong GA4
    • Sự kiện tùy chỉnh nâng cao trong GA4
    • Các báo cáo chính trong GA4
    • Theo dõi UTM với URL Builder
    • Dữ liệu thời gian thực trong GA4
    • Các loại đối tượng trong GA4
       
  • Module 10. Chiến lược Digital Marketing
    • Marketing hiện đại
    • Chiến lược và Hiệu quả đầu tư (ROI)
    • Tư duy phản biện khi nghiên cứu thị trường
    • Digital Audit
    • Chiến lược và dự báo
    • Lập kế hoạch Marketing
    • Xây dựng Marketing Brief
    • Hợp tác với Agency
    • Triển khai kế hoạch truyền thông
    • Triển khai chiến dịch

Khi hoàn tất thành công Chương trình DMI PRO, Học viên sẽ được sở hữu Chứng chỉ Digital Marketing Quốc tế / Certified Digital Marketing Professional (gọi tắt là “Chứng chỉ CDMP”). Chứng chỉ này không chỉ được công nhận trên toàn thế giới mà còn đang xác lập một chuẩn mực toàn cầu về Digital Marketing. Chính vì vậy, sở hữu Chứng chỉ này là minh chứng rõ ràng nhất cho việc Học viên đã có đủ tư duy, kỹ năng và kiến thức để trở thành một Chuyên gia Digital Marketing vượt trội.

>> Xem thêm Chương trình tại: Chương trình đào tạo Digital Marketing Quốc tế DMI PRO.

Giờ đây, khách hàng mong đợi một trải nghiệm độc đáo, được kết nối liền mạch, đồng nhất trên tất cả các kênh và mang lại sự hài lòng ngay lập tức. Digital Marketing là một lĩnh vực cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp chỉ có những cơ hội nhỏ để thu hút sự chú ý của khách hàng, giữ họ bằng một thông điệp giá trị và một trải nghiệm thú vị, hấp dẫn. Digital Marketing cũng thay đổi liên tục, các thuật toán của Google, Facebook, Tiktok,... được cập nhật thường xuyên, do đó, nếu không nhanh chóng bắt kịp, các phương pháp cũ sẽ bị lỗi thời.

Ngày nay, Digital Marketing phải là một trong những trọng tâm chính của hầu hết các chiến lược tiếp thị tổng thể của bất kỳ doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp càng nắm bắt nhiều kiến thức của Digital Marketing thì càng có thể nhận ra tiềm năng phát triển của doanh nghiệp mình.

Chương trình đào tạo

DMI PRO - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING QUỐC TẾ
DMI PRO - World-class Training Program on Digital Marketing

Đầu tư cho đẳng cấp nghề nghiệp với Chứng chỉ Digital Marketing Quốc tế CDMP.

Chương trình giúp các Marketer trở thành Professional Digital Marketer
bằng hệ thống tư duy, kỹ năng và kiến thức Digital Marketing được chuẩn hóa trên toàn thế giới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

DIGITAL MARKETING THỰC CHIẾN
Practical Digital Marketing

Tham gia khóa học Digital Marketing thực chiến tại PACE, học viên được đào tạo bản chất, nguyên lý nền tảng và khả năng thực chiến các công cụ digital marketing hiệu quả trong kỷ nguyên số.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 371