ISO là gì? 10+ tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay

Trong kỷ nguyên hội nhập, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh bằng giá cả mà còn bằng chất lượng và sự minh bạch trong hoạt động. ISO thông qua các tiêu chuẩn quốc tế, đã tạo ra một ngôn ngữ chung giúp kết nối các tổ chức và thị trường trên toàn cầu. Qua đó, các doanh nghiệp có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh bởi lời cam kết mạnh mẽ về chất lượng, uy tín và trách nhiệm xã hội của mình.

ISO là gì?

ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, được thành lập vào năm 1947, với mục tiêu phát triển và công bố các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Trụ sở chính của ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ và cơ hơn 160 quốc gia thành viên.

Các tiêu chuẩn do ISO xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quy trình hoạt động, tăng cường hiệu suất và đảm bảo sự đồng nhất trên toàn cầu. Từ quản lý chất lượng (ISO 9001), quản lý môi trường (ISO 14001) đến quản lý an toàn thông tin (ISO 27001), ISO mang lại các khung chuẩn hóa giúp doanh nghiệp và tổ chức không chỉ đạt được các yêu cầu nội bộ mà còn đáp ứng kỳ vọng của thị trường quốc tế.

iso là gì
ISO là tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập từ năm 1947

Lịch sử hình thành ISO

ISO được thành lập với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đảm bảo chất lượng và hỗ trợ sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, cội nguồn của ISO bắt đầu từ những năm 1920, khi Hội nghị Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (International Federation of the National Standardizing Associations - ISA) được thành lập để chuẩn hóa trong lĩnh vực cơ khí. ISA hoạt động đến năm 1942 thì ngừng lại do Thế chiến II. Sau chiến tranh, nhu cầu tái thiết và hợp tác quốc tế thúc đẩy sự ra đời của một tổ chức tiêu chuẩn hóa mạnh mẽ hơn. Với sự tham gia của 25 quốc gia sáng lập, ISO ra đời như một tổ chức độc lập, phi chính phủ, với sứ mệnh thiết lập các tiêu chuẩn thống nhất trên toàn cầu.

Do tên “International Organization for Standardization” viết tắt trong các ngôn ngữ khác khi phát âm có thể làm phát sinh các chữ cái khác. Do đó, người sáng lập đã chọn một cái tên ngắn gọn là “ISO” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "isos" có nghĩa là "bình đẳng”.

Hiện nay, ISO có hơn 25.000 tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như quản lý chất lượng, an toàn thông tin, môi trường, năng lượng và nhiều ngành công nghiệp khác. Với sự tham gia của hơn 170 quốc gia thành viên, ISO đã trở thành nền tảng tiêu chuẩn toàn cầu, góp phần vào sự phát triển bền vững và tăng cường hợp tác quốc tế.

lịch sử hình thnafh iso
Cội nguồn của ISO bắt đầu từ những năm 1920

Các tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay

Nhóm tiêu chuẩn

Lĩnh vực áp dụng

Nội dung

ISO 9000

Quản lý chất lượng

Đặt ra các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

ISO 14000

Quản lý môi trường

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

ISO 45001

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Thiết lập hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để bảo vệ người lao động.

ISO/IEC 27001

An ninh thông tin

Xây dựng và quản lý hệ thống quản lý an ninh thông tin để bảo vệ tài sản thông tin.

ISO 22000

An toàn thực phẩm

Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để đảm bảo thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

ISO 13458

Thiết bị y tế

Áp dụng cho các tổ chức sản xuất thiết bị y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm.

ISO 50001

Quản lý năng lượng

Thiết lập hệ thống quản lý năng lượng để cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng.

Chứng chỉ ISO 9001:2015

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS), được thiết kế để giúp các tổ chức đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng nhu cầu khách hàng và các yêu cầu pháp lý. Phù hợp cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công,...

Tiêu chuẩn này tập trung vào cách tiếp cận dựa trên rủi ro, cải tiến liên tục và sự hài lòng của khách hàng, giúp tổ chức tăng cường hiệu quả vận hành và xây dựng uy tín trên thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Trung Quốc là quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 9001 cao nhất trên toàn thế giới năm 2022, tiếp theo là Ý và Ấn Độ, với khoảng 552.000 chứng chỉ ISO 9001 hợp lệ.

Chứng nhận ISO 14001:2015

ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn quản lý môi trường, nhằm đưa ra các khuôn khổ để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc quản lý hiệu quả tài nguyên, giảm phát thải và tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường. Tiêu chuẩn này không chỉ cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững. Phù hợp với bất kỳ tổ chức nào muốn thiết lập, cải tiến hoặc duy trì hệ thống quản lý môi trường để phù hợp với các yêu cầu và chính sách môi trường dã thiết lập.

Toàn cầu hiệu có hơn 300.000 chứng chỉ ISO 14001 hợp lệ, số lượng ghi nhận là tăng cao ở các quốc gia hàng đầu tư Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Ba Lan,...

Chứng chỉ ISO 22000:2018

ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm. được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Qua đó, tiêu chuẩn này giúp kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm, đảm bảo thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng. 

Các doanh nghiệp, tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm đều có thể áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO, gồm:

  • Các trang trại, nông trường chăn nuôi.
  • Đơn vị chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ về thực phẩm như nhà hàng, cửa hàng đồ ăn nhanh, bệnh viện, khách sạn,...
  • Các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ, vận chuyển và phân phối.
  • Các cơ sở cung cấp dịch vụ vệ sinh, dọn dẹp và đóng gói thực phẩm.

Chứng nhận ISO 45001

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S), nhằm hướng tới việc bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của người lao động, giảm thiểu rủi ro tai nạn và tạo môi trường làm việc an toàn. ISO 45001 là công cụ giúp các tổ chức thể hiện cam kết trách nhiệm xã hội và tuân thủ pháp luật về an toàn lao động.

Với cách tiếp cận dựa trên chu trình PDCA (Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động), ISO 45001 mang đến một khung quản lý linh hoạt, hiệu quả và có thể áp dụng cho mọi tổ chức, bất kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động. 

Tiêu chuẩn ISO 27001:2013

ISO 27001:2013 là tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu về hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS), giúp tổ chức bảo vệ thông tin quan trọng trước các mối đe dọa, đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn và khả dụng của dữ liệu. Tiêu chuẩn này không chỉ bảo vệ tài sản thông tin quan trọng như dữ liệu nhân viên, khách hàng mà còn góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và lòng tin từ đối tác, khách hàng.

Bên cạnh việc tăng cường an ninh mạng, ISO 27001:2013 còn giúp tổ chức giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến bảo mật thông tin. Cấu trúc của tiêu chuẩn gồm hai phần chính: “Biện pháp kiểm soát” và “Điều khoản”. Trong đó, các yêu cầu bắt buộc từ mục 4 đến mục 10 đóng vai trò cốt lõi để triển khai và đạt chứng nhận ISO 27001, giúp tổ chức vận hành hệ thống quản lý an toàn thông tin hiệu quả và chuyên nghiệp.

Chứng chỉ ISO 13458

ISO 13485 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng dành cho các sản phẩm thiết bị y tế, được thiết kế nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sản xuất và cung ứng. Phiên bản mới nhất hiện nay, ISO 13485:2016, áp dụng cho các tổ chức sản xuất, cung cấp thiết bị y tế và dịch vụ liên quan, giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và tuân thủ các quy định pháp lý.

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn ISO 13458:2016 tương đương với TCVN ISO 13485:2017. Được phát triển dựa trên nền tảng của ISO 9001, ISO 13485:2016 không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình quản lý chất lượng mà còn nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro, tạo dựng niềm tin và khẳng định uy tín của doanh nghiệp trong ngành y tế.

Chứng nhận ISO 50001

ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống Quản lý Năng lượng, được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) chính thức ban hành vào ngày 15/6/2011. Tiêu chuẩn này cung cấp các hướng dẫn và yêu cầu cần thiết để thiết lập, áp dụng và duy trì một Hệ thống Quản lý Năng lượng hiệu quả. ISO 50001 giúp các tổ chức, doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm thiểu lãng phí, đồng thời tạo cơ sở để tự đánh giá, công bố sự phù hợp hoặc đạt chứng nhận từ các tổ chức uy tín.

Được xây dựng dựa trên mô hình cải tiến liên tục, tương tự các tiêu chuẩn nổi bật như ISO 9001 (chất lượng) và ISO 14001 (môi trường), ISO 50001 không chỉ hỗ trợ quản lý năng lượng hiệu quả mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp vào các hệ thống quản lý hiện có. Đây là một công cụ chiến lược để giảm chi phí năng lượng, nâng cao hình ảnh thương hiệu và góp phần vào sự phát triển bền vững.

Tính đến năm 2018, hơn 43.000 địa điểm trên toàn thế giới đã đạt được chứng nhận ISO 50001 và dự kiến sẽ tăng tốc khi các doanh nghiệp/quốc gia tích hợp vào các chiến lược phát triển bền vững.

Tiêu chuẩn ISO 20000

ISO/IEC 20000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên dành riêng cho hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin (ITSM), cung cấp khung làm việc giúp tổ chức phát triển và vận hành hiệu quả các dịch vụ CNTT. Tiêu chuẩn được chia thành hai phần:

  • ISO/IEC 20000-1: Xác định các yêu cầu cần thiết để xây dựng và triển khai hệ thống quản lý dịch vụ CNTT.
  • ISO/IEC 20000-2: Hướng dẫn thực hành tốt nhất trong quản lý dịch vụ, hỗ trợ tổ chức cải thiện hiệu suất và chất lượng dịch vụ.

Điểm nổi bật của tiêu chuẩn này là tập trung định hướng dịch vụ CNTT dựa trên mục tiêu kinh doanh, thay vì chỉ đáp ứng nhu cầu công nghệ. Cả hai phần của ISO/IEC 20000 đều tích hợp chặt chẽ với ITIL, bao gồm các quy trình và khung quản lý ITIL, giúp tổ chức tối ưu hóa năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời cải thiện khả năng đánh giá và quản lý dịch vụ.

ISO 26000

ISO 26000 là tiêu chuẩn quốc tế được ban hành liên quan đến việc hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và thực hiện trách nhiệm xã hội một cách hiệu quả, bền vững. Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ thấy rằng thành công lâu dài phải được xây dựng dựa trên những hoạt động kinh doanh đáng tin cậy và ngăn ngừa các hành vi như gian lận về kế toán và bóc lột lao động. Và những gì được nhà lãnh đạo có tầm nhìn nhận ra chính là một trong các mục tiêu lớn của ISO 26000.

Mục tiêu mấu chốt của ISO 26000 chính là đóng góp vào sự phát triển bền vững toàn cầu bằng cách nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Từ đó cải thiện và tác động tích cực đến các đối tượng như người lao động, cộng đồng dân cư, môi trường tự nhiên,...

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000

ISO/IEC 27000 là tiêu chuẩn quốc tế quan trọng, cung cấp khung khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa cốt lõi để hỗ trợ tổ chức hiểu và triển khai hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS). Tiêu chuẩn này đóng vai trò như nền tảng giúp các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn khác trong bộ ISO/IEC 27000 một cách đồng bộ và hiệu quả.

Giống như các hệ thống quản lý khác, chẳng hạn hệ thống quản lý chất lượng hay quản lý môi trường, ISO/IEC 27000 hướng tới việc tạo ra một cách tiếp cận toàn diện và có cấu trúc nhằm đảm bảo an toàn thông tin, góp phần bảo vệ dữ liệu và nâng cao uy tín của tổ chức trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Tiêu chuẩn OHSAS 18001

OHSAS 18001 (Occupational Health and Safety Assessment Series) là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, được thiết kế để giúp tổ chức giảm thiểu rủi ro lao động. Dù đã được thay thế bởi ISO 45001 từ năm 2018, nhiều tổ chức vẫn dựa trên nền tảng OHSAS 18001 để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 45001 nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý hiện đại.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho các phòng thí nghiệm thực hiện hoạt động thử nghiệm và hiệu chuẩn. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về năng lực kỹ thuật và hệ thống quản lý, giúp các phòng thí nghiệm đảm bảo độ tin cậy và chính xác của kết quả thử nghiệm. ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quan trọng đối với các ngành như kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm và sản xuất công nghiệp.

các tiêu chuẩn iso
Các tiêu chuẩn ISO phổ biến như ISO 9001, ISO 26000, ISO 14001, ISO 45001,...

Vì sao các doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn ISO?

  1. Nâng cao chất lượng
  2. Tăng năng suất
  3. Tuân thủ quy định pháp luật
  4. Xây dựng uy tín và tin cậy
  5. Mở rộng cơ hội kinh doanh

Nâng cao chất lượng

Chất lượng luôn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO giúp doanh nghiệp thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, từ đó cải tiến quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. 

ISO cung cấp một loạt bộ công cụ cụ thể để kiểm soát chất lượng ở từng giai đoạn của chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng. Khi chất lượng ổn định và đồng đều không chỉ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng mà còn tạo ra sự khác biệt trên thị trường, giúp doanh nghiệp duy trì vị thế cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Tăng năng suất

ISO không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng mà còn góp phần lớn trong việc tối ưu hóa quy trình và tăng năng suất. Bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn ISO, các tổ chức có thể xác định rõ các quy trình không hiệu quả, giảm thiểu lãng phí tài nguyên và thời gian, đồng thời tạo ra môi trường làm việc hợp lý và hiệu quả hơn. 

Chẳng hạn, ISO 9001:2015, tiêu chuẩn quản lý chất lượng, khuyến khích các tổ chức áp dụng phương pháp cải tiến liên tục (continuous improvement) và giải quyết vấn đề một cách hệ thống, từ đó giúp giảm chi phí và tăng trưởng lợi nhuận. Việc cải thiện năng suất không chỉ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tuân thủ quy định pháp luật

Trong môi trường pháp lý ngày càng phức tạp và thay đổi liên tục, việc tuân thủ các quy định và yêu cầu của pháp luật là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Ngược lại, việc không tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định pháp lý có thể dẫn đến các hình phạt nặng nề, từ đó ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp. 

Các tiêu chuẩn ISO như ISO 14001 về quản lý môi trường hay ISO 45001 về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người lao động. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các tiêu chuẩn ISO cũng giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý không mong muốn, tạo ra một nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh.

Xây dựng uy tín và tin cậy

Chứng nhận ISO là bằng chứng rõ ràng về cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng và sự minh bạch. Đối với khách hàng, việc thấy một doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO là một sự bảo đảm về sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao. Điều này tạo ra niềm tin và sự hài lòng, từ đó giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 

Hơn nữa, chứng nhận ISO cũng giúp doanh nghiệp tăng cường uy tín trong mắt đối tác, nhà cung cấp và các bên liên quan khác, tạo cơ hội hợp tác và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Mở rộng cơ hội kinh doanh

Hiện nay, tham gia vào các thị trường quốc tế là một mục tiêu quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường quốc tế và duy trì sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ khách hàng và đối tác toàn cầu. 

Các chứng nhận ISO mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp, giúp họ trở nên cạnh tranh hơn trong thị trường quốc tế. Việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó gia tăng doanh thu và mở rộng thị trường.

lợi ích của iso
Xây dựng sự uy tín mạnh mẽ trên thị trường cạnh tranh với các tiêu chuẩn ISO

Tiêu chuẩn ISO cho ESG

Sự quan tâm đến các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG - Environment, Social, Governance) đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu đang hướng đến mục tiêu trung hòa carbonphát triển bền vững. Khi ESG trở thành một yếu tố then chốt trong chiến lược kinh doanh của nhiều tổ chức, câu hỏi về việc liệu ISO có các tiêu chuẩn chuyên biệt cho ESG hay không đã trở thành một chủ đề đáng chú ý. 

Tuy nhiên, hiện tại, không có một tiêu chuẩn ISO nào được thiết kế hoàn toàn và riêng biệt dành cho ESG. Thay vào đó, các tiêu chuẩn ISO hiện có, mặc dù không bao quát tất cả các yếu tố trong ESG, lại có thể được kết hợp để tạo thành một hệ thống quản lý hỗ trợ cho các mục tiêu ESG.

ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường – Chữ 'E' trong ESG

ISO 14001 cung cấp một khuôn khổ để các doanh nghiệp có thể quản lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm. Tiêu chuẩn này khuyến khích các tổ chức áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện và chiến lược để giảm thiểu chất thải, tiết kiệm năng lượng và duy trì tài nguyên tự nhiên. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về môi trường mà còn tạo ra một sự khác biệt rõ rệt trong cam kết bảo vệ hành tinh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các nhà đầu tư đang ngày càng chú trọng đến yếu tố môi trường.

ISO 45001: Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Chữ 'S' trong ESG

ISO 45001 giúp các tổ chức đảm bảo an toàn cho nhân viên và cải thiện điều kiện làm việc, tập trung vào việc bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động. Chất lượng môi trường làm việc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sự hài lòng của nhân viên mà còn là yếu tố then chốt trong việc xây dựng một doanh nghiệp bền vững và có trách nhiệm xã hội. Thông qua ISO 45001, các tổ chức có thể tạo ra một môi trường làm việc an toàn, khuyến khích sự tham gia của người lao động và giảm thiểu các tai nạn lao động, qua đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và cộng đồng.

ISO 37301: Hệ thống quản lý tuân thủ – Chữ 'G' trong ESG

Về khía cạnh quản trị (G) trong ESG, ISO 37301 về hệ thống quản lý tuân thủ là một tiêu chuẩn quan trọng giúp doanh nghiệp thiết lập và duy trì văn hóa tuân thủ trong tổ chức. ISO 37301 tập trung vào việc xác định, quản lý và kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ của tổ chức đối với pháp luật, quy định và các cam kết tự nguyện. Tiêu chuẩn này hỗ trợ các tổ chức xây dựng một hệ thống quản trị mạnh mẽ, trong đó các quy trình và chính sách rõ ràng, giúp ngăn ngừa gian lận và vi phạm pháp luật. Sự tuân thủ chặt chẽ không chỉ bảo vệ tổ chức khỏi các rủi ro pháp lý mà còn tạo dựng niềm tin từ các bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý.

Các tiêu chuẩn ISO khác hỗ trợ ESG

Mặc dù các tiêu chuẩn ISO chủ yếu tập trung vào từng khía cạnh riêng biệt của ESG, nhưng chúng không hoàn toàn bao quát hết mọi yêu cầu và kỳ vọng mà ESG đề ra. ESG là một chủ đề rộng lớn và đa chiều, đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và tích hợp. Chính vì vậy, ngoài những tiêu chuẩn đã đề cập, các tổ chức có thể tham khảo và áp dụng nhiều tiêu chuẩn ISO khác để nâng cao hiệu quả ESG trong hoạt động của mình. Ví dụ, ISO 9001 (quản lý chất lượng), ISO 50001 (quản lý năng lượng) hay ISO 26000 (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) cũng có thể đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu ESG.

iso và esg
Xây dựng ESG và hướng đến phát triển bền vững với các tiêu chuẩn ISO

Quy trình đăng ký giấy chứng nhận ISO

Việc đăng ký giấy chứng nhận ISO là một quá trình phức tạp nhưng quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào muốn nâng cao chất lượng và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Dưới đây là các bước chi tiết:

  1. Bước 1: Quyết định thực hiện
  2. Bước 2: Thành lập nhóm dự án
  3. Bước 3: Đào tạo
  4. Bước 4: Xây dựng hệ thống quản lý
  5. Bước 5: Triển khai và áp dụng
  6. Bước 6: Đánh giá của tổ chức chứng nhận
  7. Bước 7: Cấp chứng nhận
  8. Bước 8: Giám sát và duy trì

Bước 1: Quyết định thực hiện

Đây là bước khởi đầu mà ban lãnh đạo cần đánh giá mục tiêu và lợi ích của việc áp dụng ISO, đồng thời xác định các tiêu chuẩn ISO phù hợp với nhu cầu hoạt động của mình. 

Các yếu tố như sự cần thiết phải cải thiện chất lượng, tuân thủ quy định pháp lý hay mong muốn nâng cao uy tín và cạnh tranh trên thị trường sẽ là động lực chính cho quyết định này.

Bước 2: Thành lập nhóm dự án

Sau khi quyết định thực hiện, tổ chức cần thành lập một nhóm dự án chuyên trách để thực hiện và giám sát quá trình đăng ký chứng nhận ISO. Qua đó, đảm bảo sự phối hợp và cam kết xuyên suốt trong quá trình chứng nhận.

Theo đó, nhóm này sẽ bao gồm các thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan, tùy thuộc vào tiêu chuẩn ISO mà tổ chức đang áp dụng. 

Bước 3: Đào tạo

Đào tạo là một bước quan trọng trong quy trình đăng ký chứng nhận ISO, giúp các thành viên trong tổ chức hiểu rõ về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO và cách thức áp dụng các nguyên lý vào thực tiễn công việc. Các khóa đào tạo này không chỉ dành cho nhóm dự án mà còn cho toàn bộ nhân viên để đảm bảo tất cả mọi người trong tổ chức đều hiểu và đồng thuận với những thay đổi sắp tới. Việc đầu tư vào đào tạo giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên và tạo ra sự sẵn sàng cho việc triển khai hệ thống quản lý mới.

Bước 4: Xây dựng hệ thống quản lý

Xây dựng hệ thống quản lý là bước cần thiết để đảm bảo tổ chức tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Đây là giai đoạn quan trọng để các bộ phận trong tổ chức chuẩn hóa quy trình làm việc. Từ việc quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường đến an toàn sức khỏe lao động. 

Bước 5: Triển khai và áp dụng

Sau khi xây dựng hệ thống quản lý, bước tiếp theo là triển khai và áp dụng các quy trình và chính sách đã được thiết lập vào thực tế. Đây là giai đoạn mà tổ chức bắt đầu vận hành các hệ thống quản lý mới, đảm bảo rằng các nhân viên thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn đã được đào tạo. Quá trình này có thể cần điều chỉnh, hoàn thiện và khắc phục các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Lãnh đạo tổ chức cũng cần theo dõi sát sao để đảm bảo mọi thứ hoạt động suôn sẻ và hiệu quả.

Bước 6: Đánh giá của tổ chức chứng nhận

Sau khi tổ chức đã triển khai và áp dụng hệ thống quản lý, bước tiếp theo là đợi tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá. Đánh giá này sẽ xác định xem tổ chức có đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO hay không. Trong quá trình này, các chuyên gia của tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện một cuộc đánh giá toàn diện về hệ thống quản lý, kiểm tra các quy trình, hồ sơ và việc thực hiện của tổ chức. Nếu có bất kỳ sai sót hay thiếu sót nào, tổ chức cần khắc phục trước khi bước vào quá trình cấp chứng nhận.

Bước 7: Cấp chứng nhận

Sau khi tổ chức đã vượt qua quá trình đánh giá, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO cho tổ chức. Đây chính là minh chứng cho sự tuân thủ và cam kết của tổ chức đối với các tiêu chuẩn quốc tế. 

Đây là thành quả quan trọng giúp tổ chức nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chứng nhận ISO cũng có thể là yêu cầu của khách hàng, đối tác kinh doanh hoặc các cơ quan quản lý và có thể mở rộng cơ hội kinh doanh cho tổ chức. 

Bước 8: Giám sát và duy trì

Cuối cùng, một khi chứng nhận ISO đã được cấp, tổ chức cần duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý. Quá trình giám sát và duy trì này bao gồm việc theo dõi và đánh giá thường xuyên các quy trình, thực hiện các cuộc kiểm tra nội bộ và khắc phục các vấn đề phát sinh để đảm bảo tổ chức vẫn duy trì sự tuân thủ đối với tiêu chuẩn ISO. Bên cạnh đó, tổ chức cũng cần chuẩn bị cho các cuộc đánh giá lại từ tổ chức chứng nhận định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống quản lý luôn được cải tiến và phát triển.

Tóm lại, việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO không chỉ là một yêu cầu của thời đại mà còn là một chiến lược giúp các tổ chức và doanh nghiệp đạt được thành công lâu dài. Chứng nhận ISO là bước đệm để các doanh nghiệp có thể cải tiến không ngừng, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, đồng thời xây dựng lòng tin vững chắc với khách hàng.

Chương trình đào tạo

CPO - GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
CPO - Chief Production Officer

Đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới
vào doanh nghiệp của mình (bất kể là doanh nghiệp lớn, hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ).

Hiểu biết sâu rộng về TQM; R&D; SCM; HSSE và mọi khía cạnh Quản trị Sản xuất của CPO toàn diện.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

BỘ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
PROGRAMS ON PRODUCTION MANAGEMENT

Phát triển một thế hệ Chuyên gia Sản xuất mới
với chuyên môn toàn cầu và hiểu biết địa phương.
PACE đối tác toàn cầu của ASCM.

Vì một nền Sản xuất hiệu quả và hiệu năng cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 385