7P Marketing là gì? Ứng dụng mô hình 7P trong Marketing

7P Marketing là một trong những chiến lược Marketing mà các doanh nghiệp thường sử dụng để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình trên thị trường. Cách tiếp cận này thường được cấu trúc xung quanh 4 cụ cột của Marketing bao gồm: Product, Price, Place và Promotion. Tuy nhiên, khi hoạt động tiếp thị trở nên phức tạp hơn thì các phương pháp tiếp cận cũng trở nên phức tạp, nên được mở rộng thành 7P Marketing bao gồm People, Process và Physical Evidence.

7P Marketing là gì?

Marketing Mix được hiểu là đưa đúng sản phẩm vào đúng thời điểm, đúng giá, đúng nơi để tiếp cận đến khách hàng một cách hiệu quả, định vị sản phẩm một cách rõ ràng trong tâm trí khách hàng. Nó liên quan đến 7P bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá) (McCarthy, 1960) và ba yếu tố bổ sung giúp đáp ứng những thách thức về dịch vụ Marketing là People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ Marketing).

Hiện nay, Marketing mix vẫn được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tại các trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam, mô hình này đã được đưa vào đào tạo chính trong chuyên ngành Marketing.

Marketing Mix được hiểu là đưa đúng sản phẩm vào đúng thời điểm, đúng giá, đúng nơi để tiếp cận đến khách hàng một cách hiệu quả, định vị sản phẩm một cách rõ ràng trong tâm trí khách hàng

1. Product (Sản phẩm)

Yếu tố Product trong mô hình 7P Marketing là một trong những yếu tố quan trọng nhất, bao gồm tất cả các khía cạnh của sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Yếu tố này tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Các khía cạnh của yếu tố Product bao gồm:

  • Sản phẩm cốt lõi: Sản phẩm/ dịch vụ cơ bản mà doanh nghiệp cung cấp.

  • Các đặc tính và lợi ích: Các đặc điểm và lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại cho khách hàng.

  • Dòng sản phẩm: Các sản phẩm/ dịch vụ khác nhau mà doanh nghiệp cung cấp.

  • Nhãn hiệu: Hình ảnh và nhận thức của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ.

  • Bảo hành và dịch vụ khách hàng: Các dịch vụ hỗ trợ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

Chiến lược sản phẩm là một phần quan trọng của kế hoạch Marketing tổng thể. Chiến lược này cần được xây dựng dựa trên nghiên cứu thị trường để đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Mỗi sản phẩm có một vòng đời nhất định bao gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn giới thiệu (introduction)

  • Giai đoạn tăng trưởng (growth)

  • Giai đoạn trưởng thành (maturity)

  • Giai đoạn thoái trào (decline)

Trong kinh doanh, điều quan trọng là cần tìm cách cải tiến sản phẩm nhằm kích thích nhu cầu sử dụng của khách hàng khi nó tới giai đoạn thoái trào. Đồng thời tạo ra các sản phẩm kết hợp, đa dạng hóa hoặc tăng độ sâu của dòng sản phẩm.

2. Price (Giá cả)

Yếu tố Price (Giá cả) trong mô hình 7P Marketing là số tiền mà khách hàng phải trả để đổi lấy sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất của Marketing mix, vì nó có tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả cũng có thể được sử dụng như một công cụ Marketing để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh hoặc thúc đẩy tiếp thị và tăng doanh số bán hàng.

Giá cả cần được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Giá trị của sản phẩm/ dịch vụ đối với khách hàng

  • Chi phí sản xuất và phân phối

  • Mức độ cạnh tranh trên thị trường

  • Mục tiêu Marketing của doanh nghiệp

Các chiến lược giá phổ biến trong Marketing phải kể đến như:

  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường

  • Chiến lược giá hớt váng sữa

  • Chiến lược giá theo dòng sản phẩm

  • Chiến lược giá theo tâm lý

  • Chiến lược giá theo combo

  • Chiến lược giá cạnh tranh

  • Chiến lược giá khuyến mãi

  • Chiến lược giá theo phân khúc

  • Chiến lược giá tùy theo khu vực địa lý

  • Chiến lược định giá động

Yếu tố Price (Giá cả) trong mô hình 7P Marketing là số tiền mà khách hàng phải trả để đổi lấy sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

3. Place (Phân phối)

Đây là “nơi” mà khách hàng thực hiện mua hàng, có thể ở một cửa hàng thực tế hoặc app, trang web, các trang mạng xã hội. Một số doanh nghiệp có không gian vật lý hoặc sự hiện diện trực tuyến để đưa sản phẩm/dịch vụ của họ thẳng đến khách hàng, trong khi một số những doanh nghiệp khác phải làm việc với các bên trung gian có địa điểm, kho bãi và/hoặc chuyên môn bán hàng để hỗ trợ việc phân phối này.

Các quyết định được đưa ra trong yếu tố này của tổ hợp Marketing liên quan đến những trung gian nào (nếu có) sẽ tham gia vào chuỗi phân phối và cả khâu hậu cần để đưa sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng cuối, bao gồm cả lưu kho và vận chuyển.

  • Kênh phân phối: Doanh nghiệp sẽ phân phối sản phẩm/ dịch vụ của mình thông qua các kênh nào? Các kênh phân phối có thể bao gồm cửa hàng bán lẻ, đại lý, nhà phân phối, bán hàng trực tuyến,...

  • Địa điểm: Doanh nghiệp sẽ đặt các điểm bán lẻ của mình ở đâu? Các địa điểm cần được lựa chọn sao cho thuận tiện cho khách hàng tiếp cận.

  • Hệ thống kho vận: Doanh nghiệp cần có hệ thống kho vận để lưu trữ và vận chuyển sản phẩm/ dịch vụ đến tay khách hàng.

Yếu tố place có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp có thể tiếp cận được với khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần lựa chọn các kênh phân phối phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ của mình, cũng như vị trí đặt các điểm bán lẻ thuận tiện cho khách hàng.

Có 5 chiến lược phân phối phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Chiến lược phân phối đại trà

  • Chiến lược phân phối độc quyền

  • Chiến lược phân phối chuyên sâu

  • Chiến lược phân phối chọn lọc

  • Nhượng quyền

4. Promotion (Xúc tiến)

Trong mô hình 7P Marketing, yếu tố Promotion (Xúc tiến) đề cập đến các hoạt động được thực hiện để quảng bá và tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Nó bao gồm tất cả các hoạt động quảng cáo, truyền thông và quan hệ công chúng nhằm tạo sự nhận biết, tạo động lực và tăng cường sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ.

Các hoạt động Promotion có thể bao gồm:

  • Quảng cáo (Advertising): Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.

  • Khuyến mãi (Promotion): Chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng quà,... để thu hút khách hàng mua hàng.

  • Quan hệ công chúng (Public Relations): Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư,... để quảng bá hình ảnh thương hiệu.

  • Xúc tiến bán (Sales promotion): Hoạt động trực tiếp tại điểm bán hàng để kích thích khách hàng mua hàng.

Yếu tố Promotion đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng.

Trong mô hình 7P Marketing, yếu tố Promotion (Xúc tiến) đề cập đến các hoạt động được thực hiện để quảng bá và tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng mục tiêu

5. People (Con người)

Yếu tố People trong mô hình 7P Marketing là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Nhân viên bán hàng: Những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, thái độ, kỹ năng, và kiến thức của họ có tác động lớn đến trải nghiệm của khách hàng.

  • Nhân viên chăm sóc khách hàng: Giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

  • Nhân viên quản lý: Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý doanh nghiệp.

  • Nhân viên Marketing: Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp.

  • Khách hàng: Là những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, và hành vi của khách hàng để có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.

  • Đối tác: Đối tác là những người cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ,... cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt với đối tác để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của sản phẩm/ dịch vụ.

Yếu tố People có vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng tích cực, từ đó thúc đẩy doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp

6. Process (Quy trình)

Tất cả các công ty đều muốn tạo ra một hành trình suôn sẻ, hiệu quả và thân thiện với khách hàng, và điều này không thể đạt được nếu không có các quy trình phù hợp để biến điều đó thành hiện thực. Quy trình càng cụ thể và liền mạch thì nhân viên có thể thực hiện một cách suôn sẻ hơn.

Các quy trình này có thể bao gồm:

  • Quy trình đặt hàng và thanh toán

  • Quy trình giao hàng và lắp đặt

  • Quy trình bảo hành và bảo trì

  • Quy trình chăm sóc khách hàng

7. Physical Evidence (Cơ sở vật chất)

Bằng chứng vật chất cung cấp những tín hiệu hữu hình về chất lượng trải nghiệm mà công ty đang cung cấp. Nó có thể đặc biệt hữu ích khi khách hàng chưa từng mua hàng từ doanh nghiệp trước đây và cần một tín hiệu uy tín nào đó hoặc dự kiến ​​sẽ trả tiền cho một dịch vụ trước khi nó được giao.

Physical Evidence được sử dụng để mô tả những yếu tố hữu hình mà khách hàng có thể nhìn thấy, cảm nhận, nghe thấy, nếm hoặc ngửi khi tương tác với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Physical Evidence có thể bao gồm:

  • Trang trí và thiết kế của cửa hàng hoặc văn phòng

  • Hình ảnh thương hiệu và logo

  • Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ

  • Trang phục và cách cư xử của nhân viên

  • Tài liệu quảng cáo

  • Sự tiện lợi, an toàn, thân thiện với môi trường.

Physical Evidence đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng ban đầu và tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng. Một Physical Evidence tốt có thể giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin, sự tin tưởng và sự hài lòng của khách hàng.

Bằng chứng vật chất cung cấp những tín hiệu hữu hình về chất lượng trải nghiệm mà công ty đang cung cấp

Tầm quan trọng của mô hình 7P trong Marketing

Chiến lược 7P Marketing là một phương pháp tiếp thị toàn diện và được cải tiến hơn so với mô hình 4P Marketing. Khác với việc chỉ tập trung vào tiếp thị sản phẩm, chiến lược 7P trong Marketing đặt nặng vào tiếp thị dịch vụ. Đây là cơ sở để xây dựng các chiến lược Marketing tổng thể hiệu quả cho doanh nghiệp. Mô hình 7P mang lại nhiều lợi ích quan trọng như:

  • Giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố cần thiết để thành công trong Marketing. Chiến lược 7P cung cấp một cái nhìn tổng quan về các yếu tố cần thiết để thành công trong Marketing, bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng bá, con người, quy trình và bằng chứng hữu hình.

  • Giúp doanh nghiệp phân tích và đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing. Mô hình 7P cung cấp một khung tham chiếu để doanh nghiệp phân tích và đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing.

  • Giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược Marketing cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và thị trường.

  • Mô hình 7P giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

  • Giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến lược Marketing thông qua các yếu tố như doanh số, thị phần, mức độ hài lòng của khách hàng,...

Marketing Mix là một công cụ hữu ích giúp người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng, từ đó đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Bên cạnh đó, chiến lược 7P cũng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong việc tiếp cận các sản phẩm/ dịch vụ quốc tế, đồng thời giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển và đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Việc này cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả và khả năng trao đổi buôn bán với đối tác quốc tế.

Tầm quan trọng của mô hình 7P trong Marketing

Ứng dụng 7P trong việc lập kế hoạch Marketing

Chẳng hạn như một doanh nghiệp mỹ phẩm đang chuẩn bị tung ra dòng sữa rửa mặt mới. Ứng dụng 7P vào chiến lược Marketing với sản phẩm mới này như sau:

  1. Giai đoạn giới thiệu
  2. Giai đoạn tăng trưởng
  3. Giai đoạn trưởng thành
  4. Giai đoạn thoái trào

Giai đoạn giới thiệu

  • Product: Sữa rửa mặt được thiết kế để phù hợp với loại da nhạy cảm, da mụn, da dầu và cả da khô.

  • Price: Đối tượng mục tiêu là những nhóm khách hàng mua các loại sữa rửa mặt trong tầm giá 150.000 - 200.000 đồng.

  • Place: Sản phẩm sẽ được tiếp thị qua các kênh truyền thông mạng xã hội, website, cửa hàng bán mỹ phẩm uy tín,...

  • Promotion: Các chiến dịch quảng cáo có thể được triển khai trên các kênh truyền thông như mạng xã hội, website,...

  • People: Chuyên viên tư vấn, chuyên viên chăm sóc khách hàng,...

  • Processes: Lập ra quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng rõ ràng và hiệu quả. Tạo ra hệ thống hậu mãi và bảo hành sản phẩm uy tín.

  • Physical evidence: Tạo ra website và các kênh truyền thông xã hội chuyên nghiệp để giới thiệu sản phẩm.

Giai đoạn tăng trưởng

  • Product: Sản phẩm thân thiện, phù hợp với mọi loại da

  • Price: Tặng kèm tuýp nhỏ để khách hàng dùng thử

  • Place: Đặt bán sản phẩm tại các cửa hàng mỹ phẩm uy tín

  • Promotion: Quảng cáo với nội dung tập trung vào ưu điểm quan trọng của sản phẩm mà khách quan tâm.

  • People: Đảm bảo doanh nghiệp luôn sẵn sàng mở rộng quy mô hỗ trợ khách hàng theo từng bước cùng với sự tăng trưởng về doanh số

  • Process: Tạo ra hệ thống hậu mãi và bảo hành sản phẩm uy tín.

  • Physical evidence: Xây dựng các cửa hàng bán sản phẩm có thiết kế đẹp mắt và chuyên nghiệp

Giai đoạn trưởng thành

  • Product:  Cải thiện hiệu quả, tăng cường khả năng dưỡng ẩm, hạn chế tối đa kích ứng da

  • Price: Có thể tặng kèm các sản phẩm mẫu, thẻ giảm giá, hoặc dịch vụ chăm sóc đi kèm miễn phí

  • Place: Mở rộng phân phối sản phẩm tại các cửa hàng mỹ phẩm, siêu thị, hoặc bán online trên các sàn thương mại điện tử.

  • Promotion: Tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn da miễn phí, hoặc cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà.

  • People: Tăng cường đào tạo nhân viên bán hàng, chính sách đổi trả, bảo hành hấp dẫn.

  • Process: Luôn luôn hỗ trợ khách hàng 24/7

  • Physical evidence: Thiết kế website, landing page thân thiện với người dùng, cung cấp các hình ảnh, video sản phẩm chất lượng cao.

Giai đoạn thoái trào

  • Product: Đạt chất lượng cao hơn đối thủ dẫn đầu thị trường hiện tại

  • Price: Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu hiện tại là bao nhiêu?

  • Place: Tận dụng các kênh tiếp thị trực tuyến như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

  • Promotion: Tăng cường các hoạt động PR, truyền thông, tổ chức các sự kiện, chương trình khuyến mãi.

  • People: Các tố chất, kỹ năng nhân viên cần có là gì?

  • Processes: Cải tiến quy trình sản xuất để giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

  • Physical evidence: Tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt, tăng cường đầu tư vào hình ảnh thương hiệu.

Ứng dụng 7P trong việc lập kế hoạch Marketing

Một số Case Study áp dụng 7P Marketing

Chiến lược Marketing 7P của Starbucks

Starbucks là một chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng trên thế giới, được thành lập vào năm 1971 tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Starbucks đã trở thành một trong những thương hiệu cà phê thành công nhất thế giới, với hơn 33.000 cửa hàng tại 80 quốc gia.

Chiến lược Marketing 7P của Starbucks được xây dựng dựa trên:

  • Sản phẩm (Product): Starbucks cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm cà phê, trà, bánh ngọt, đồ ăn nhẹ và các loại đồ uống khác. Các sản phẩm của Starbucks được đánh giá cao về chất lượng, hương vị và sự độc đáo.

  • Giá cả (Price): Starbucks áp dụng chiến lược định giá cao cấp, tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm cà phê cao cấp cho khách hàng.

  • Địa điểm (Place): Mạng lưới cửa hàng rộng khắp trên toàn thế giới, bao gồm cả các thành phố lớn, các khu vực ngoại ô,... Starbucks cũng có các cửa hàng trực tuyến để phục vụ khách hàng ở những khu vực không có cửa hàng truyền thống.

  • Xúc tiến (Promotion): Sử dụng nhiều kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu của mình, bao gồm quảng cáo truyền hình, quảng cáo trực tuyến, tiếp thị qua email và tiếp thị truyền miệng. Starbucks cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện và chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

  • Con người (People): Starbucks nổi tiếng với đội ngũ nhân viên thân thiện và chuyên nghiệp. Starbucks cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên để đảm bảo họ cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất, nhân viết biết tiếng Anh để giao tiếp với người nước ngoài.

  • Quy trình (Process): Starbucks có quy trình vận hành hiệu quả, đảm bảo cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng. Starbucks cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến để cải thiện trải nghiệm khách hàng.

  • Bằng chứng vật chất (Physical Evidence): Starbucks có thiết kế cửa hàng độc đáo, tạo ra bầu không khí ấm cúng và thoải mái cho khách hàng. Đồng thời sử dụng các sản phẩm và vật liệu cao cấp để tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Nhờ chiến lược Marketing 7P hiệu quả, Starbucks đã đạt được những thành công đáng kể. Starbucks hiện là một trong những thương hiệu cà phê được yêu thích nhất trên thế giới.

Một số Case Study áp dụng 7P Marketing

7P Marketing của Apple

  • Sản phẩm (Product): Apple là một công ty công nghệ nổi tiếng với các sản phẩm điện tử cao cấp, bao gồm iPhone, iPad, Mac, Apple Watch, AirPods, và các sản phẩm phần mềm như macOS, iOS, và iPadOS. Các sản phẩm của Apple được đánh giá cao về thiết kế, chất lượng và tính năng.

  • Giá cả (Price): Apple thường định giá sản phẩm của mình cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, giá cả cao của Apple vẫn được khách hàng chấp nhận bởi họ tin tưởng vào chất lượng và giá trị của sản phẩm.

  • Phân phối (Place): Mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn thế giới. Các sản phẩm của Apple được bán tại các cửa hàng Apple Store, các đại lý bán lẻ, các trang web trực tuyến.

  • Xúc tiến (Promotion): Sử dụng nhiều kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm, bao gồm quảng cáo truyền hình, quảng cáo trực tuyến. Apple cũng tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm để tạo sự chú ý của công chúng.

  • Con người (People):  Apple có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Đội ngũ nhân viên này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng và xây dựng thương hiệu Apple.

  • Quy trình (Process): Apple có quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm chặt chẽ, đảm bảo chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm.

  • Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence): Apple có các cửa hàng bán lẻ sang trọng, mang đến trải nghiệm mua sắm cao cấp cho khách hàng.

Có thể nói, mô hình 7P cung cấp một khuôn khổ toàn diện để doanh nghiệp có thể phát triển và triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả. Nó cung cấp cho doanh nghiệp một cách tiếp cận toàn diện để tiếp thị, đảm bảo rằng mỗi yếu tố đều phù hợp với đối tượng mục tiêu và mục tiêu kinh doanh.

Tham khảo thêm:

Chương trình đào tạo

CMO - GIÁM ĐỐC MARKETING
CMO - Chief Marketing Officer

Khóa học CMO là chương trình đào tạo Giám Đốc Marketing chuyên nghiệp tại PACE
giúp bạn xây dựng và triển khai chiến lược Marketing tổng thể đa kênh trong bối cảnh Marketing 5.0 & AI.

Định nghĩa lại "chân dung" của Giám đốc Marketing trong kỷ nguyên số.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

DMI PRO - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING QUỐC TẾ
DMI PRO - World-class Training Program on Digital Marketing

Đầu tư cho đẳng cấp nghề nghiệp với Chứng chỉ Digital Marketing Quốc tế CDMP.

Chương trình giúp các Marketer trở thành Professional Digital Marketer
bằng hệ thống tư duy, kỹ năng và kiến thức Digital Marketing được chuẩn hóa trên toàn thế giới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 385