Phân tích thị trường là gì? Cách phân tích thị trường chuẩn

Phân tích thị trường là nền tảng thành công của các chiến dịch Marketing và kinh doanh. Thông qua phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng đang cần gì, bối cảnh thị trường hiện tại và tương lai như thế nào, phát hiện những thách thức, tìm ra cơ hội mới để có hướng đi đúng đắn.

Phân tích thị trường là gì?

Phân tích thị trường (Market Analysis) là hoạt động nghiên cứu, thu thập, đánh giá và tổng hợp thông tin một cách toàn diện về thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp quan tâm. Quá trình này bao gồm việc phân tích các yếu tố như: khách hàng, môi trường kinh doanh, môi trường Marketingđối thủ cạnh tranh,...

Mục đích của phân tích thị trường là để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tình hình cạnh tranh và các xu hướng thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phù hợp. Đồng thời, nâng cao lợi thế cạnh tranh hiệu quả và thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

phân tích thị trường là gì
Phân tích thị trường là hoạt động nghiên cứu, thu thập và đánh giá thông tin về toàn diện thị trường

Tầm quan trọng của phân tích thị trường

Gần 2/3 các Marketer hàng đầu đề cao các quyết định dựa trên dữ liệu hơn thay vì trực giác. Do đó, họ luôn dành nhiều thời gian để biết mọi thứ về ngành, đối thủ và khách hàng của mình.

  1. Hiểu rõ thị trường mục tiêu
  2. Đánh giá cơ hội và thách thức
  3. Đánh giá đối thủ cạnh tranh
  4. Xây dựng chiến lược kinh doanh

Hiểu rõ thị trường mục tiêu

Sidney Sheldon - Tiểu thuyết gia nổi tiếng đã nói rằng, “Kinh doanh là một trò chơi, được chơi với số tiền cược lớn và bạn đang cạnh tranh với các chuyên gia. Nếu bạn muốn chiến thắng, bạn phải học cách trở thành bậc thầy của trò chơi.”.

Với vai trò là những người chơi và để thắng trong trò chơi này, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ “luật chơi” của thị trường mục tiêu. Lúc này, phân tích thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, hành vi, mong muốn và đặc điểm chân dung khách hàng. Để qua đó, phát triển sản phẩm, dịch vụ và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhất.

Đánh giá cơ hội và thách thức

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc đánh giá cơ hội và thách thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, sự thiên vị với “đứa con” của mình thường khiến doanh nghiệp khó có thể nhìn nhận sản phẩm/dịch vụ của mình một cách khách quan. Lúc này, phân tích thị trường chính là chiếc chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp có được những đánh giá chính xác và đưa ra những quyết định sáng suốt.

>> Xem thêm: Mô hình SWOT là gì? Cách đánh giá vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Trong quá trình phân tích thị trường, các doanh nghiệp có thể đánh giá và đối chiếu với đối thủ những điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm/dịch vụ. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp nhận diện được các ưu thế cạnh tranh mà còn phát hiện ra các lỗ hổng và nhược điểm trong chiến lược của đối thủ. Từ đó, có thể điều chỉnh và cải tiến sản phẩm/dịch vụ của mình để vượt trội hơn trong mắt khách hàng.

Xây dựng chiến lược kinh doanh

Phân tích thị trường là nền tảng quan trọng để xây dựng chiến lược kinh doanh. Thông tin thu thập được giúp doanh nghiệp xác định chính xác mục tiêu của doanh nghiệp, tối ưu chiến lược Marketing Mix (4P), tăng trưởng thị phần,...

vai trò của phân tích thị trường
Phân tích thị trường chi tiết giúp doanh nghiệp phát hiện những cơ hội mới

Phân tích thị trường gồm những gì?

Phân tích thị trường là một quá trình toàn diện bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về thị trường mục tiêu. Cụ thể:

Quy mô thị trường

Quy mô thị trường (Market Size) là một yếu tố quan trọng trong phân tích thị trường, nó cho doanh nghiệp biết được tổng số khách hàng quan tâm đến một sản phẩm/dịch vụ cụ thể hoặc tổng giá trị/số lượng của sản phẩm/dịch vụ trong một lĩnh vực kinh doanh được tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định. 

Market Size có thể được hiểu như một chiếc bánh, doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu và đo xem nó to đến cỡ nào. Sau đó, so sánh với doanh thu hiện tại của doanh nghiệp để đánh giá thị phần, tiềm năng phát triển và mức độ hấp dẫn của thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp đang xem xét việc thâm nhập thị trường mới hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh. 

Dự đoán tốc độ tăng trưởng thị trường

Với các doanh nghiệp đang có ý định mở rộng danh mục sản phẩm, tham gia thị trường ngách hay lĩnh vực khác thì phân tích thị trường là hoạt động cần thiết. Thông qua tốc độ tăng trưởng thị trường, doanh nghiệp có thể đánh giá tiềm năng, khả năng sinh lời và ra quyết định đầu tư phù hợp.

Tìm hiểu xu hướng thị trường

Dựa trên việc phân tích các dữ liệu lịch sử, xu hướng hiện tại và các yếu tố kinh tế, xã hội và công nghệ ảnh hưởng đến thị trường, các doanh nghiệp có thể dự đoán chính xác về sự thay đổi nhu cầu và xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Để qua đó có chiến lược kinh doanh thích ứng với các thay đổi, tận dụng tối đa các cơ hội để duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh của mình. 

Tìm kiếm cơ hội trên thị trường

Thông qua phân tích thị trường, các doanh nghiệp có thể nhận diện rõ các phân khúc khách hàng tiềm năng hoặc khoảng trống trên thị trường có thể khai thác. Nó có thể là khu vực địa lý để mở rộng hoạt động hoặc mức độ sẵn sàng của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ mới. 

Đối thủ cạnh tranh

Việc hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh cũng giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm và dịch vụ của mình một cách hiệu quả. Khi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược và hoạt động của đối thủ, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược cạnh tranh tốt hơn. Từ đó, nhận diện các cơ hội để cải thiện, tránh được các rủi ro từ sự cạnh tranh gay gắt, tăng cường lòng trung thành và phát triển bền vững.

Khách hàng

Hiểu rõ về khách hàng là một phần cốt lõi trong phân tích thị trường. Bằng cách hiểu rõ cách mà khách hàng tiếp cận và tương tác với sản phẩm, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược Marketing, chiến lược chiêu thị, chiến lược giá, chiến lược phân phối,.... 

Khi doanh nghiệp đã thỏa mãn nhu cầu và mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng, họ sẽ có xu hướng mua lại, quảng cáo truyền miệng, duy trì mối quan hệ lâu dài và trở thành khách hàng trung thành.

Môi trường kinh doanh

Việc phân tích môi trường kinh doanh còn giúp doanh nghiệp và bộ phận hoạch định chiến lược nói riêng đánh giá, dự báo các xu hướng và thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai. Chẳng hạn, sự thay đổi trong chính sách pháp luật hoặc các quy định mới có thể tạo ra các cơ hội hoặc rủi ro mới. Bằng cách hiểu rõ và chuẩn bị cho các yếu tố này, doanh nghiệp có thể đảm bảo sự linh hoạt và khả năng thích ứng, từ đó duy trì và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

phân tích thị trường gồm những gì
Tìm hiểu về quy mô thị trường, khách hàng và đối thủ là những hoạt động chính của phân tích thị trường

Cách phân tích thị trường chuẩn nhất

  1. Bước 1: Xác định mục tiêu
  2. Bước 2: Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
  3. Bước 3: Dự trù chi phí và ngân sách thực hiện
  4. Bước 4: Thu thập dữ liệu
  5. Bước 5: Phân tích và đánh giá thị trường

Bước 1: Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình phân tích thị trường. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu này là gì, chẳng hạn như hiểu rõ nhu cầu khách hàng, đánh giá tình hình cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường hay dự đoán xu hướng tiêu dùng. 

Việc xác định mục tiêu cụ thể giúp các hoạt động nghiên cứu đi đúng hướng và đảm bảo rằng kết quả phân tích sẽ đáp ứng được các yêu cầu và kỳ vọng của doanh nghiệp. Đồng thời tiết kiệm thời gian và nguồn lực thực hiện.

Bước 2: Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, cũng như xây dựng các chiến dịch Marketing chính xác và hiệu quả. Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định các đặc điểm về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp), tâm lý học (sở thích, thói quen, giá trị) và hành vi mua sắm của khách hàng. Những thông tin này có thể được thu thập thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn và phân tích dữ liệu khách hàng hiện có. 

Bước 3: Dự trù chi phí và ngân sách thực hiện

Dự trù chi phí và ngân sách thực hiện là bước cần thiết để đảm bảo rằng quá trình phân tích thị trường có thể được tiến hành một cách trơn tru và không gặp phải các vấn đề về tài chính. Doanh nghiệp cần lập kế hoạch ngân sách chi tiết, bao gồm các chi phí cho việc thu thập dữ liệu, phân tích và triển khai các hoạt động nghiên cứu. Cũng như là các nguồn lực cần thiết, như nhân sự, công nghệ và các công cụ phân tích. 

Bước 4: Thu thập dữ liệu

Đây là bước quan trọng trong quy trình phân tích thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng mục tiêu và đối tượng cạnh tranh. Các nghiên cứu thu thập dữ liệu phổ biến:

  • Nghiên cứu sơ cấp: Thu thập dữ liệu trực tiếp từ các nguồn trực tiếp như khảo sát, phỏng vấn, thảo luận nhóm,... và quan sát. Phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

  • Nghiên cứu thứ cấp: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu từ các nguồn đã có sẵn như báo cáo ngành, thống kê từ cơ quan chính phủ, dữ liệu từ các tổ chức nghiên cứu và thông tin từ các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu thứ cấp giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quan về thị trường.

Bước 5: Phân tích và đánh giá thị trường

Sau khi có đầy đủ dữ liệu, doanh nghiệp sẽ thực hiện phân tích và đánh giá tình hình thị trường. Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp phân tích định lượng và định tính để xử lý dữ liệu, từ đó rút ra các kết luận và hiểu biết về thị trường. Đồng thời ứng dụng các công cụ phân tích để tăng tính hiệu quả như SWOT, phân tích PEST,.... 

các bước phân tích thị trường
Doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu chính xác để kết quả phân tích có giá trị

Sự khác nhau giữa Market Research và Market Analysis

Phân tích thị trường và nghiên cứu thị trường là các hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường và đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này cũng dễ bị nhầm lẫn. Theo đó, nghiên cứu thị trường được xem là “tập hợp con” của phân tích thị trường. 

Nếu phân tích thị trường có phạm vi tiếp cận rộng hơn là công ty, đối thủ cạnh tranh, bối cảnh kinh tế và khách hàng. Thì nghiên cứu thị trường có bản chất là tập trung và hướng đến việc kiểm tra giả thuyết hoặc tìm hiểu hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Thông qua các dữ liệu quá khứ và hiện tại, các doanh nghiệp có thể dự báo các tiềm năng, xu hướng trong tương lai và đưa ra giải pháp đối ứng. Trong khi đó, nghiên cứu thị trường sẽ thu thập các dữ liệu cần thiết để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cụ thể về hành vi và nhu cầu khách hàng.

Tiêu chí

Nghiên cứu thị trường (Market Research)

Phân tích thị trường (Market Analysis)

Phạm vi tiếp cận

Khách hàng, hành vi mua sắm

Toàn cảnh thị trường: khách hàng, công ty, đối thủ cạnh tranh, kinh tế,...

Mục tiêu

Hiểu rõ hành vi, nhu cầu của khách hàng

Đưa ra quyết định chiến lược từ dữ liệu thị trường

Bản chất

Chuyên biệt, trả lời câu hỏi cụ thể

Rộng, dự báo và lập kế hoạch chiến lược

Dữ liệu

Thu thập các điểm dữ liệu cần thiết

Xem xét lượng lớn dữ liệu lịch sử và hiện tại

Ứng dụng

Phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược Marketing

Đánh giá cơ hội, quản trị rủi ro, xác định xu hướng, tham gia vào thị trường ngách, thị trường mới

 

Phân tích thị trường là một công cụ thiết yếu cho doanh nghiệp trong việc đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả. Bằng cách thực hiện Market Analysis một cách bài bản và khoa học, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh và gặt hái thành công trong thị trường đầy biến động.

Chương trình đào tạo

CCO - GIÁM ĐỐC KINH DOANH
CCO - Chief Customer Officer

Khóa học CCO góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Khởi đầu thế hệ CCO mới với Tinh thần mới, Con người mới cho nền kinh thương mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372