Vice Director là gì? Phân biệt Vice Director và Deputy Director

Trong bất kỳ tổ chức nào, từ doanh nghiệp lớn đến các công ty nhỏ, vai trò lãnh đạo luôn đóng vai trò then chốt. Bên cạnh vị trí CEO (Giám đốc Điều hành) với quyền lực tối cao, còn một vị trí quan trọng không kém, góp phần hỗ trợ và định hướng sự phát triển chung, đó chính là Vice Director. Việc hiểu rõ về vai trò này không chỉ giúp xác định những gì mà một Vice Director có thể đóng góp cho doanh nghiệp mà còn mở ra cơ hội tìm hiểu thêm về sự phát triển của các chức danh lãnh đạo trong tương lai.

Vice Director là gì?

Vice Director hay Phó Giám đốc điều hành, có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc điều hành trong việc điều hành và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô và ngành nghề kinh doanh, Vice Director có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ hoạch định chiến lược đến quản lý nhân sự và giám sát hiệu quả hoạt động. Vice Director đóng vai trò trung gian quan trọng giữa CEO và các cấp quản lý khác, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và thúc đẩy sự phát triển chung của doanh nghiệp.

vice director là gì
Vice Director có nghĩa là Phó giám đốc của giám đốc điều hành

Nhiệm vụ chính của Vice Director 

Hỗ trợ hoạch định chiến lược và ra quyết định

Vice Director có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược của doanh nghiệp. Họ phải thường xuyên tham gia vào các cuộc họp của ban lãnh đạo và đóng góp ý kiến dựa trên việc phân tích thị trường, đánh giá tình hình kinh doanh và nhận diện các cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt. Đồng thời, chuẩn bị các báo cáo phân tích chi tiết, đề xuất các phương án chiến lược cụ thể và trình bày chúng trước ban lãnh đạo để thảo luận và ra quyết định. Trong nhiều tình huống, Vice Director phải đứng ra thay mặt Giám đốc để đưa ra những quyết định quan trọng khi Giám đốc vắng mặt hoặc khi sự việc cần phản hồi nhanh chóng.

Quản lý, điều hành các lực lượng lao động

Quản lý và điều hành đội ngũ nhân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Vice Director. Nhiệm vụ này bao gồm việc thiết kế và triển khai các kế hoạch phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của các bộ phận trong doanh nghiệp. Vice Director phải giám sát chặt chẽ các hoạt động hàng ngày, từ sản xuất, Marketing, bán hàng đến các bộ phận hỗ trợ khác như tài chính, nhân sự, chăm sóc khách hàng nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động đều diễn ra theo kế hoạch và mục tiêu đề ra.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Vice Director cần có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, không chỉ trong việc đưa ra chỉ đạo mà còn trong việc tạo động lực và giữ vững tinh thần đội ngũ nhân viên. Đồng thời, giải quyết các xung đột nội bộ, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận và xây dựng một môi trường làm việc tích cực. Bằng cách này, Vice Director đảm bảo rằng doanh nghiệp không chỉ đạt được các mục tiêu ngắn hạn mà còn phát triển bền vững trong dài hạn.

Giám sát, đánh giá hiệu quả của hoạt động

Vice Director chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Bằng cách theo dõi các chỉ số hiệu suất (KPI), Vice Director có thể xác định các vấn đề phát sinh, đưa ra giải pháp kịp thời và cải tiến quy trình để nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự phân tích và đánh giá chính xác giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đề ra. 

Xây dựng, phát triển nhân sự

Việc xây dựng một đội ngũ nhân sự vững mạnh không chỉ đóng góp vào hiệu quả ngắn hạn mà còn là nền tảng cho sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh các vai trò trên Vice Director còn gia vào tuyển dụng, thu hút nhân tài phù hợp với văn hóamục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời, đánh giá nhân sự, đề xuất và triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu, nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ nhân viên. 

Đại diện cho tổ chức trong hoạt động đối ngoại

Việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ đối ngoại không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh mà còn tạo ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Bên cạnh là cầu nối quan trọng giữa Giám đốc điều hành và quản lý cấp trung trong nội bộ, Vice Director còn là đại diện của doanh nghiệp trong một số hoạt động đối ngoại như gặp gỡ khách hàng, đối tác chiến lược (nhà đầu tư vốn, kênh phân phối, chuỗi cung ứng,...), hội nghị, workshop, triển lãm,.... Trong những tình huống này, Vice Director đóng vai trò bảo vệ và thúc đẩy hình ảnh, đảm bảo rằng doanh nghiệp được nhận diện tích cực trên thị trường và trong mắt công chúng.

nhiệm vụ của vice director
Vice Director trong một số trường hợp cần đại diện cho tổ chức trong các hoạt động đối ngoại

Phân biệt Vice Director và Deputy Director

Cả Vice Director và Deputy Director đều có vai trò quan trọng trong tổ chức, tuy nhiên, họ có sự khác biệt về nhiệm vụ và quyền hạn.

Đặc điểm

Vice Director (Phó Giám đốc)

Deputy Director (Phó Bộ phận)

Quyền hạn

Có quyền hạn cao hơn, thường tham gia vào việc ra quyết định chiến lược của công ty.

Có quyền hạn thấp hơn, chủ yếu tập trung vào việc điều hành và quản lý bộ phận mình phụ trách.

Phạm vi công việc

Hỗ trợ Giám đốc điều hành quản lý và điều hành nhiều bộ phận khác nhau trong công ty, có thể bao gồm cả các bộ phận chức năng.

Hỗ trợ Giám đốc bộ phận quản lý và điều hành một bộ phận cụ thể, ví dụ: bộ phận marketing, bộ phận sản xuất, bộ phận nhân sự...

Mối quan hệ với Giám đốc

Hỗ trợ trực tiếp cho Giám đốc điều hành (CEO) trong việc hoạch định chiến lược và điều hành công ty.

Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc bộ phận, Vice Director hoặc Giám đốc điều hành trong một số trường hợp.

Kỹ năng

Cần có kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, tư duy chiến lược, khả năng giải quyết vấn đề ở cấp độ cao.

Cần có kỹ năng quản lý, tổ chức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến lĩnh vực mà mình phụ trách.

Kinh nghiệm

Thường có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý và đã từng đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cấp trung.

Có thể có kinh nghiệm làm việc ít hơn so với Vice Director, nhưng cần có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực mình phụ trách.

Các chức danh Director phổ biến trong doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp, có nhiều chức danh Director khác nhau, mỗi chức danh đều chịu trách nhiệm về một lĩnh vực cụ thể. Một số chức danh Director phổ biến bao gồm:

  • Executive Director: Người đứng đầu chịu trách nhiệm tổng thể về mọi hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo rằng các mục tiêu chiến lược được thực hiện hiệu quả.

  • Managing Director: Thường được xem là tương đương với CEO, quản lý và điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

  • Finance Director: Đảm nhiệm việc quản lý tài chính, bao gồm các hoạt động kế toán, lập ngân sách và báo cáo tài chính, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

  • Marketing Director: Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược Marketing, phát triển bộ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy các hoạt động quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Operations Director: Quản lý toàn bộ quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng và các hoạt động nội bộ để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ.

  • HR Director: Tập trung vào việc quản lý nguồn nhân lực, từ tuyển dụng đến phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên, đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả.

  • Sale Director: Đảm bảo doanh số và phát triển chiến lược bán hàng, từ việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng đến việc đạt được các chỉ tiêu doanh thu.

  • Art Director: Chỉ đạo các khía cạnh thiết kế và sáng tạo trong các dự án truyền thông, quảng cáo, đảm bảo tính thẩm mỹ và sự thống nhất trong hình ảnh thương hiệu.

  • Creative Director: Chịu trách nhiệm định hướng sáng tạo, phát triển ý tưởng và dẫn dắt đội ngũ sáng tạo trong việc xây dựng các chiến dịch truyền thông, quảng cáo hoặc sản phẩm nghệ thuật.

Mặc dù các chức danh này khá phổ biến trong các tổ chức lớn, nhưng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vai trò này có thể được gộp lại hoặc thay thế bằng những vị trí quản lý khác linh hoạt hơn.

thuật ngữ liên quan đến vice director
Executive Director, Managing Director, Finance Director,... là những thuật ngữ liên quan Director phổ biến

Các yếu tố cần có của một Vice Director giỏi

Trong bối cảnh đầy cạnh tranh, Vice Director cần hội tụ những yếu tố quan trọng để thích nghi với các thách thức và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 

Kỹ năng chuyên môn

Kinh nghiệm là yếu tố không thể thiếu đối với một Vice Director. Người nắm giữ chức danh này thường phải trải qua nhiều năm làm việc trong các vị trí quản lý, từ đó tích lũy được kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, họ cần phải có năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn và dẫn dắt tổ chức vượt qua các thách thức. 

Kỹ năng lãnh đạo

Người đảm nhiệm vị trí Vice Director cần phải có khả năng lãnh đạo xuất sắc, biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực và xây dựng môi trường làm việc tích cực. Đồng thời, cần có khả năng phân tíchxử lý các tình huống, xung đột và đưa ra những quyết định khó khăn một cách hiệu quả và công bằng. Hơn nữa, vice Director cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, tầm nhìn sứ mệnhgiá trị cốt lõi của tổ chức, cùng với khả năng đánh giá rủi ro và tiềm năng để đưa ra các quyết định phù hợp, đảm bảo rằng mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được định hướng một cách nhất quán và hiệu quả. 

Kỹ năng giao tiếp

Với vai trò cốt lõi là trung gian giữa ban điều hành các cấp quản lý khác, Vice Director phải thường xuyên tương tác với nhiều đối tượng khác nhau. Việc giao tiếp rõ ràng, lắng nghe và thấu hiểu, truyền đạt thông minh bạch và thuyết phục là yếu tố quan trọng giúp Vice Director xây dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các bên. Đồng thời tạo sự đồng lòng và động viên nhân viên hướng đến mục tiêu phát triển chung hiệu quả. Do đó, đây là kỹ năng mềm không thể thiếu với các Vice Director.

Kỹ năng tư duy

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, tư duy chiến lược là yếu tố cốt lõi giúp Vice Director phát triển tầm nhìn dài hạn, dự đoán các xu hướng thị trường và xây dựng các kế hoạch chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức. Đồng thời, nhận diện các cơ hội và rủi ro tiềm ẩn, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, Vice Director cần sở hữu tư duy sáng tạo và linh hoạt để thích ứng nhanh chóng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh. Khả năng sáng tạo cho phép họ tìm ra những giải pháp đột phá, trong khi sự linh hoạt trong tư duy giúp họ điều chỉnh các chiến lược cạnh tranh và phương pháp tiếp cận phù hợp với các tình huống mới phát sinh, đảm bảo sự ổn định và phát triển liên tục của doanh nghiệp.

Phẩm chất đạo đức

Sự trung thực, minh bạch và công bằng trong mọi hành động và quyết định là những yếu tố giúp Vice Director xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm từ đội ngũ nhân viên cũng như các bên liên quan. Vice Director cần hành động với sự liêm chính, luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng lên hàng đầu. Đồng thời, tôn trọng và công bằng trong việc đối xử với mọi người, tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người đều cảm thấy được đối xử đúng mực và công bằng.

các kỹ năng cần có của vice director
Vice Director cần có sự kết nối và khả năng giao tiếp tốt với mọi người

Cơ hội thăng tiến của Vice Director

Chức danh Vice Director mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, đóng vai trò như một bước đệm quan trọng để tiến tới vị trí Giám đốc điều hành (CEO). Đối với những Vice Director giàu kinh nghiệm và có thành tựu đáng kể, cơ hội thăng tiến đi kèm với mức lương và phúc lợi cao hơn so với những người mới vào nghề. Do đó, để đạt được những nấc thang cao hơn, Vice Director cần không ngừng rèn luyện nâng cao kỹ năng quản lý, đồng thời xây dựng và duy trì một mạng lưới quan hệ rộng lớn.

Tóm lại, vị trí Vice Director mang đến nhiều cơ hội để khẳng định năng lực và phát triển sự nghiệp. Sự kết hợp giữa tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo và khả năng thích ứng sẽ giúp Vice Director không chỉ thành công trong vai trò hiện tại mà còn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Chương trình đào tạo

Lãnh đạo Linh hoạt với Mô hình SLII
Leading with The SLII Experience™ (SLII)

Phong cách lãnh đạo linh hoạt theo tình huống - SLII®
giúp lãnh đạo thành công trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, với mọi kiểu nhân viên.

Blanchard® là tổ chức dẫn đầu thế giới về phát triển lãnh đạo, nhất là về Kỹ năng Lãnh đạo SLII®

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

MMM - NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO QUẢN LÝ CẤP TRUNG
MMM - Management For Middle Managers

Chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ Quản Lý Cấp Trung,
được PACE thiết kế, biên soạn và đào tạo theo
mô hình bản quyền PACE's MMM Model.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372