NHÂN VIÊN “ỐC SÊN” (P2): LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC?
Xem thêm "Nhân viên ốc sên (P1): Dấu hiệu nhận biêt"
Bill Gates đã từng nói rằng ông chọn một người lười biếng để làm một công việc khó khăn, bởi vì một người lười biếng sẽ tìm một cách dễ dàng nhất để hoàn tất công việc. Bạn có đồng ý không?
Những nhân viên lười biếng, hay còn được ví von là nhân viên “ốc sên” vì sự chậm chạp của họ, có thể đúng như những gì Bill Gates nói nhưng điều đó không có nghĩa là họ có lợi cho doanh nghiệp. Nhân viên “ốc sên” mang lại kết quả tiêu cực như hiệu suất công việc thấp, vi phạm luật lệ và thậm chí là gây ra sự cố nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, họ trở thành nhân tố nguy hiểm cho cả doanh nghiệp nếu nhà nhân sự không khắc phục hoặc loại bỏ.
Vì sự lười biếng có thể làm ảnh hướng đến tinh thần của nhân viên và giảm năng suất nên nhà nhân sự cần có những cách tiếp cận khác để giúp nhân viên của bạn trải qua giai đoạn này. Dưới đây là một số cách thực hiện:
1. Xác định các dấu hiệu
Đầu tiên, nhà nhân sự nên xác định các dấu hiệu lười biếng của họ như: ủy thác các nhiệm vụ để tránh phải học cái mới, thường đưa ra lý do không làm những công việc khó hơn, tránh cơ hội tự cải thiện, làm ít nhưng muốn thưởng nhiều, nghỉ thời gian dài và thường xuyên viện cớ.
2. Đặt kỳ vọng rõ ràng, cụ thể
Đưa ra kỳ vọng có thể giúp nhân viên quản lý thời gian tốt hơn. Tuy nhiên, những người lười biếng có xu hướng kiếm cớ, đặc biệt là nếu họ phải giải quyết những nhiệm vụ khó khăn hơn. Trong trường hợp này, tốt hơn là tìm hiểu vấn đề, giúp đỡ và giữ họ gần với các công việc họ phải hoàn thành.
3. Nói chuyện riêng
Một cuộc trò chuyện riêng tư sẽ giúp xác định thêm về các triệu chứng lười biếng của nhân viên. Điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và lịch sự với nhân viên. Hãy nhắc nhở nhân viên rằng vai trò công việc của họ có ý nghĩa như thế nào đối với công ty, qua đó có thể thay đổi hành vi lười biếng của họ.
4. Cung cấp các khóa đào tạo và giao những nhiệm vụ phù hợp
Ưu tiên phát triển chuyên nghiệp mỗi nhân viên nên là ưu tiên hàng đầu của các nhà nhân sự. Mặc dù họ có thể không muốn cải thiện bản thân, nhà nhân sự có thể gửi các nhiệm vụ phù hợp với khả năng và sở thích cũng như cung cấp các khóa đào tạo cần thiết. Bằng cách cho thấy sự quan tâm của tổ chức đến sự phát triển cá nhân của họ, nhân viên sẽ thay đổi tích cực hơn.
5. Đưa ra hình phạt và phần thưởng
Làm rõ rằng mọi việc nếu không được thực hiện trong khung thời gian nhất định, nhân viên sẽ phải nhận những hậu quả gì. Nếu họ không cải thiện, nhà nhân sự có thể đề nghị người quản lý giao thêm nhiều nhiệm vụ khó khăn hơn.
Mặt khác, nếu nhân viên cải thiện tốt hơn mong đợi, nhà nhân sự nên đề xuất một số phần thưởng. Phúc lợi và quà tặng là những chiến thuật tốt để tạo thêm động lực cho nhân viên của bạn, cần chắc chắn rằng các ưu đãi đó thực sự xứng đáng.
6. Sử dụng tài liệu ghi nhận hành vi nhân viên
Tài liệu ghi nhận hành vi vô cùng cần thiết để đánh giá nhân viên trong một bức tranh tổng thể. Họ vẫn lười biếng hay họ đã thay đổi sau vài cảnh báo? Có hai bước trong việc tạo tài liệu này: 1) tạo bằng chứng bằng văn bản về hiệu suất kém của nhân viên và các nỗ lực giúp đỡ họ; 2) tạo danh sách ghi nhận sự cải tiến theo thời gian.
7. Biết giới hạn
Có nhiều cách để thúc đẩy những nhân viên “ốc sên”, nhưng đôi khi, họ không thể thay đổi và sẽ gây hại cho công ty. Vì vậy, nếu đã làm hết sức mình thì nhà nhân sự cần để họ đi.
THEO HRINASIA
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”).
Chương trình đào tạo
Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế
Khai giảng: Ngày 21/06/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 26/09/2019 tại Hà Nội
Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY
|